Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Nói giảm nói tránh là 2 biện pháp tu từ. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 2: Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.
B. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh lên một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
D. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Chọn đáp án: C
Câu 3: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
A. Sự xa xôi.
B. Cái chết.
C. Sự vất vả.
D. Sự nguy hiểm.
Chọn đáp án: B
Câu 4: Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa
B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
Chọn đáp án: C
Câu 5: Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của việc nói giảm nói tránh?
A. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
B. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
C. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
Chọn đáp án: C
Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
A. Nó đang ngủ ngon lành thật
B. Dạo này nó lười học quá!
C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!
Chọn đáp án: D
Câu 7: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)
Chọn đáp án: A
Câu 8: Khi nào nên nói giảm nói tránh?
A. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
D. Khi sự việc được nói tới không được lịch sự, dễ chịu
Chọn đáp án: D
Câu 9: Câu văn nào dưới đây có sử dụng phép nói giảm nói tránh?
A. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
B. Không đợi được các con cháu về đông đủ, ông cụ ấy đã đi xa.
C. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
D. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.
Chọn đáp án: B
Câu 10: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm nói tránh?
A. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu.
B. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.
C. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm.
D. Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Chọn đáp án: D
Câu 11: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ. Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Chọn đáp án: B
Câu 12: Chọn một từ ngữ ở cột A để điền vào chỗ trống trong câu ở cột B để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
A | B |
---|---|
1. Phúc hậu | a. Anh ấy … khi nào? |
2. Hiếu thảo | b. Em … đi chơi được nhiều như vậy |
3. Hi sinh | c. Bà ta không được … cho lắm! |
4. Không nên | d. Cậu nên … với bạn bè hơn! |
5. Hòa nhã | e. Nó không phải là đứa … với cha mẹ! |
Chọn đáp án: a–3 b–4 c–1 d–5 e-2
Câu 13: Cho các ví dụ sau:
(1) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
(2) – Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi!)
(3) – Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
(Hồ Phương, Thư nhà)
Tất cả các từ in đậm trong các ví dụ trên đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Đúng hay không?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 14: Cho ví dụ sau:
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Từ in đậm trong câu trên nói về việc gì?
A. Bác Hồ dự tính về chuyến đi xa sắp tới của mình
B. Bác Hồ mơ ước được gặp cụ Các Mác, Lê – nin
C. Bác Hồ dự tính, dặn dò trước khi qua đời
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: C
Câu 15: Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống:
Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.
A. Bỏ đi
B. Đi bước nữa
C. Lấy chồng khác
D. Không nhận nuôi con
Chọn đáp án: B