Bài 30

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Em hãy đọc câu sai về lôgic diễn đạt sau rồi thực hiện yêu cầu nêu ở dưới từ câu 1 – câu 2.

Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần vào năm 1998.

Yêu cầu:

Câu 1: Câu trên sai vì :

A. Bậc thềm và năm 1998 cùng một trường nghĩa.

B. Bậc thềm và năm 1998 không cùng một trường nghĩa.

Chọn đáp án: B

Câu 2: Trong số các câu sau câu nào đã chữa đúng ?

A. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần do bị ốm.

B. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần đi xe đạp.

C. Tôi bị ngã hai lần, một lần dự thi điền kinh và một lần ở bậc thềm nhà.

D. Tôi bị ngã hai lần, một lần ở bậc thềm nhà và một lần ở cầu ao.

Chọn đáp án: D

Câu 3: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến logic?

A. Anh cúi đầu thong thả chào.

B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.

C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.

D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

Chọn đáp án: B

Câu 4: Nguyên nhân mắc lỗi lôgic của câu “ Các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc,… đều phơi bày cảnh sống khổ cực của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám” là gì ?

A. Truyện Lão Hạc không phải của Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Công Hoan.

B. Tên tác phẩm Lão Hạc không cùng loại với tên tác giả.

C. Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan còn sáng tác cả sau Cách mạng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Chọn đáp án: B

Câu 5: Có một bạn viết “Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác”.

Câu nào có cách chữa hợp lí mà ít thay đổi nghĩa của câu đã cho trước.

A. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép và các dùng học tập.

B. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bão lụt nhiều giấy bút, cặp sách và nhiều đồ dùng học tập khác.

C. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bị bão lụt nhiều đồ dùng học tập.

D. Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh những vùng bão lụt nhiều quần áo, giày dép.

Chọn đáp án: A

Câu 6: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt ở câu “Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm,… đều là những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc” là gì ?

A. Vì tên các nhà thơ không được kể theo một trật tự nhất định.

B. Vì Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

C. Vì Xuân Diệu không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

D. Cả A, B, C đều sai.

Chọn đáp án: C

Câu 7: Câu nào không mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc ?

A. Trong bóng đá nói riêng và học tập nói chung, Minh đều đạt được những thành tích xuất sắc.

B. Vừa đi học Mai vừa học giỏi.

C. Tuy học giỏi nhưng Quân vẫn đỗ đại học.

D. Mặc dù có chăm học nhưng Tuấn không học giỏi.

Chọn đáp án: D

Câu 8: Cho câu: “Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học”. Cách nào chữa hợp lí mà ít làm thay đổi nghĩa của câu đã cho.

A. Nó không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn.

B. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng.

C. Nó học giỏi vì nó rất chăm học.

D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi.

Chọn đáp án: A

Câu 9: Câu văn nào hợp lô gíc?

A. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người mặc áo trắng.

B. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người thấp, béo.

C. Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người mặc áo kẻ và một người mặc áo trắng.

D. Chọn B và C.

Chọn đáp án: C

Câu 10: Câu nào diễn đạt đúng?

A. Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội.

B.Tuy trời mưa nhưng đường không lầy lội.

C. Mặc dù trười mưa nhưng đường lầy lội.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Chọn đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống