Soạn văn 8 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(trang 85, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Trao đổi với bạn về 2 bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc là hay không?

2. Theo em hút thuốc lá có hại như thế nào?

3. Em hãy nêu thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh.

Trả lời:

1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có khá nhiều người vẫn đang hút thuốc lá.

2. Theo em, hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe, không chỉ bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

3. Thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh: Thuốc lá giống như một mối hiểm họa đang đè nặng lên cuộc sống của mỗi chúng ta

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 85, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: Ôn dịch, thuốc lá

2. (trang 87, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản.

a. Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì? Hãy nêu ý chính của văn bản.

b. Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá có tác dụng gì trong lập luận?

c. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì cho thấy tác hại của việc hút thuốc lá?

d. Vì sao tác giả đặt giả định” Có người bảo:Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

e. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

g. Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản

Trả lời:

a. Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” ngắn gọn nhưng lại mang đến cho người đọc đầy đủ thông tin vấn đề, và cả thái độ của người viết đối với vấn đề đang nói tới. Thuốc lá ở đây được nhắc tới với tệ nạn nghiện hút thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, được tác giả xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ “ôn dịch” còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ – một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người trong một thời gian nhất định. Thế nhưng, thuốc lá càng nguy hại hơn khi nó luôn thường trực trong cuộc sống của chúng ta.

– Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:

    + Gây ấn tượng với người đọc

    + Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch

    + Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuốc

    + Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.

– Những ý chính văn bản:

Phần thứ nhất (từ đầu cho đến “nặng hơn cả AIDS”), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: “Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”.

Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp) : tác hại của thuốc lá

Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi chống thuốc lá.

b. Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:

+ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá

+ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống

+ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”

+ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

c. Tác hại của việc hút thuốc lá

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học và cũng là một bác sĩ. Tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Nó không chỉ phá hủy sức khỏe con người, mà còn gây ra những căn bệnh nan y như: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim,…

d. Tác giả đặt giả định “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” để phủ định, bác bỏ

    + Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá

    + Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

    + Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.

    + Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.

=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế

e. Tác giả đưa ra các so sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ:

    + Dù nước ta nghèo, nền kinh tế lạc hậu hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với các nước này => đây là một điều đáng báo động.

    + Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm hút thuốc, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt để xử lí

    + Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém, gay ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

– Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.

g. Thông điệp:

Thuốc lá nguy hại và dễ lây lan như một thứ dịch bệnh. Mỗi chúng ta cần ngăn chặn thuốc lá để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

3. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về câu ghép (tiếp theo)

a. Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới:

– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

– Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới

– Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc

– Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay

Câu Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu Ý nghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2

b. Dựa vào những kiến thức đã học ờ các lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thê có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ.

c. Mối quan hề đó thường được đánh dấu bằng những dấu hiệu nào?

Trả lời:

a. Hoàn thành phiếu bài tập:

Câu Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu Ý nghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

quan hệ nhân quả

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp => kết quả

tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.=> nguyên nhân

Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới

Điều kiện, giả thuyết

Nếu bạn học hành chăm chỉ=> điều kiện để xảy ra sự việc

thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới=> kết quả đạt được từ điều kiện vế trước

Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc

Quan hệ tương phản

Tuy trời rét mướt=>vế có từ tương phán ý nghĩa với vế sau

nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc=> vế có từ tương phán ý nghĩa với vế trước

Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay

Quan hệ tăng tiến

Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học

mà bạn ấy còn hát rất hay=> có ý nghĩa bổ sung thêm so với vế trước

b. Những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu: quan hệ nguyên nhân, giả thuyết, tương phản, tăng tiến, điều kiện, lụa chọn, bổ sung, tiếp nối…

Ví dụ:

      • Điều kiện (giả thiết). Ví dụ: Nếu trời mưa chúng tôi sẽ không được đi chơi

      • Tăng tiến. Ví dụ : Hoa không những học giỏi mà còn rất chăm ngoan nữa.

      • Lựa chọn. Ví dụ : Cậu định ở lại hay về?

      • Tương phản. Ví dụ : Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có ở nhà

c. Mối quan hề đó thường được đánh dấu bằng những dấu hiệu: cặp quan hệ từ, dấu câu hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

4. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh.

a. Đọc hai câu văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:

(1) Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam

(2) Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức trị châu Bảo Lạc( Cao Bằng)

-Hai câu văn đều có từ gì ở thành phần vị ngữ? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?

– Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh

b. Đọc các câu văn, đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách gốc dừa già làm chõ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,……

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt cuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải……..

Trong câu văn, đoạn văn tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh gì? Phương pháp ấy có tác dụng gì đối với việc trình bày tính chất của sự vật?

c. Cho đoạn văn sau:

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( ở bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

Chỉ ra và nêu tác dụng của ví dụ ở trong đoạn văn trên đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng. Phương pháp thuyết minh của đoạn văn trên là gì?

d. Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?

Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

(Nói về cỏ)

Đoạn văn trên đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

e. Cho câu văn sau:

Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh trong câu văn trên. Câu văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

g. Đối với những sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt, người ta chai ra từng bộ phận từng mặt để chứng minh. Hãy cho biết văn bản Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những phương diện nào? Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh gì?

h. Trả lời các câu hỏi sau:

Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải làm gì?

Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người viết cần sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Trả lời:

a. Trả lời câu hỏi:

      • Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ “ là”. Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức cần thiết cho từ trước nó.

      • Vai trò đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh là giải thích vấn đề được nêu lên trước đó.

b. Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

    + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

    + Đoạn trích trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c. Phân tích đoạn văn:

Đoạn văn sử dụng phương pháp nêu ra ví dụ.

    + Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục, ấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

    + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d. Đoạn văn sử dụng phương pháp dùng số liệu

Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e. Đoạn văn sử dụng phương pháp so sánh

Đoạn văn huyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.

g. Tác giả dùng phương pháp phân tích, phân loại để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những phương diện: (văn hóa, xã hội, lịch sử,…)

      • Phong cảnh thiên nhiên.

      • Các công trình kiến trúc.

      • Các nhà vườn ở Huế.

      • Món ăn.

      • Tinh thần quật cường của nhân dân.

h. Trả lời câu hỏi:

Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 90, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy.

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

(Nguyễn Đình Thi)

e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau […]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố)

Trả lời:

a, Quan hệ nhân- quả:

    + Nguyên nhân: “tôi đi học”

    + Kết quả “cảnh vật chung quanh thay đổi”

b, Quan hệ giả thuyết- hệ quả

    + Giả thuyết: xóa hết dấu vết của thi nhân

    + Hệ quả: “cảnh tượng nghèo nàn”

c, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời

    + Một vế là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh

d, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản

    + Vế một rét của mùa đông, vế hai sự ấm áp, tươi mới của mùa xuân

e, Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến

    + Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co -> du đẩy -> vật nhau -> ngã nhào

2. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

(a) Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.

(b). Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.

b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.

c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không ? Vì sao?

Trả lời:

– Câu ghép:

Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.

Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

    + Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.

b, Câu ghép:

Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.

Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

    + vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.

– Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)

3. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Văn bản Ôn dịch thuốc lá đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?

Trả lời:

Các phương pháp được sừ dụng trong bài viết : dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phân tích. Cụ thể như sau:

      • Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích.

      • Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu.

      • Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ.

      • Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích

4. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng lộc” và trả lời câu hỏi thuyết minh đòi hỏi kiến thức nào? Văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

NGÃ BA ĐỒNG LỘC

Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đội Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24 – 7 – 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.

Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các hút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.

Ngày nay Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.

(Báo Quân đội nhân dân, 1975)

Trả lời:

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

– Kiến thức:

    + Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

    + Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

    + Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

– Phương pháp thuyết minh

    + Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

    + Phương pháp nêu ví dụ: “ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”

    + Phương pháp dùng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 92, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) ghi lại suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở một số bạn học hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.

Trả lời:

         Hiện nay, có không ít học sinh, dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng đã hút thuốc lá như một thói quen khó bỏ. Dường như, các bạn chưa hiểu được hết tác hại của việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Thuốc lá không chỉ gây hại cho riêng người hút mà hút thuốc //mà nó còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của những người xung quanh. Vì thế, các bạn trẻ cần ý thức được sự độc hại của thuốc lá để ngăn chặn những căn bệnh nghiệm trọng sau này.

2. Vẽ tranh

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu và nhận xét về tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết.

2. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Trao đổi với các thành viên trong gia đình hoặc các bạn trong nhóm để đề xuất một biện pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 955

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống