Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
MỤC TIÊU
Biết sử dụng máy tính cầm tay để tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước hoặc tìm số đo của góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó.
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. Thực hiện hoạt động sau
Để tính sin25o, bạn An đã làm các bước như sau:
Bước 1. Vẽ tam giác ABC vuông tại A có góc B bằng 25o.
Bước 2. Dùng thước kẻ đo độ dài của các đoạn thẳng AC, BC (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai);
AC = …….; BC = ………
Bước 3. Thay các số đo vào công thức sin B để tính sin 25o (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).
– Em hãy thực hiện các bước làm tương tự như bạn An để tính các tỉ số lượng giác của góc 50o và điền các kết quả vào dòng thứ hai trong bảng 1 (trang 72).
– Em hãy so sánh kết quả tính toán của mình với các bạn trong lớp.
2. Đọc kĩ nội dung sau
1. Tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn có số đo αo sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx – 570 VN PLUS.
Để tính gần đúng tỉ số lượng giác của một góc nhọn ta dùng các phím: SIN; COS; TAN
Ví dụ 1. Tìm sin 25o.
Nhấn lần lượt các phím SIN 25 =
Khi đó trên màn hình xuất hiện số, làm tròn số đến bốn chữu số thập phân sau dấu phẩy ta được: sin 25o = 0,4226
2. Tìm số đo góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc nhọn đó, sử dụng máy tính CASIO fx – 570 VN PLUS.
Nhấn liên tiếp các phím SHIFT SIN-1 để tìm α khi biết sinα;
Nhấn liên tiếp các phím SHIFT COS-1 để tìm α khi biết cosα;
Nhấn liên tiếp các phím SHIFT TAN-1 để tìm α khi biết tanα;
Ví dụ 2. Tìm góc nhọn x,biết sin x = 0,2836
Nhấn liên tiếp các phím SHIFT SIN-1 0,2836 =
Khi đó trên màn hình xuất hiện số, làm tròn đến chữ số thập phân thứu tư ta được 16,4751. Ấn thêm phím 0 ’’’ nếu muốn đổikết quả ra độ, phút, giây ta được 16o28’30.66’’.
Chú ý: Học sinh có thể sử dụng các loại máy tính khác nhau để tính các tỉ số lượng giác của góc nhọn.
3. Em làm bài tập sau
Bài tập 1. Sử dụng máy tính cầm tay để tính các tỉ số lượng giác của góc 500 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) điền vào bảng sau và so sánh với các kết quả em đã tính trước đó.
sin 50o | cos 50o | tan 50o | cot 50o | |
---|---|---|---|---|
Tính toán bằng phép đo | ||||
Sử dụng máy tính cầm tay |
Trả lời:
sin 50o | cos 50o | tan 50o | cot 50o | |
---|---|---|---|---|
Tính toán bằng phép đo | 0,77 | 0,64 | 1,19 | 0,84 |
Sử dụng máy tính cầm tay | 0,77 | 0,64 | 1,19 | 0,84 |
Bài tập 2. Sử dụng máy tính cầm tay tính số đo góc α trong hình 38.
Trả lời:
C. Hoạt động luyện tập
1. Dùng máy tính cầm tay để tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư):
a) sin40o12’ b) cos52o54’
c) tan63o36’ d) cot25o18’
Lời giải:
a) sin40o12′ = 0,6455
b) cos52o54′ = 0,6032
c) tan63o36′ = 2,0145
d) cot25o18′ = 2,1155.
2. Dùng máy tính cầm tay để tìm số đo của góc nhọn x, biết rằng:
a) sin x = 0,2368 b) cos x = 0,6224
c) tan x = 2,154 d) cot x = 3,251
Bài làm:
a) sinx = 0,2368 ⇒ x = 13,70o ;
b) cosx = 0,6224 ⇒ x = 51,51o ;
c) tanx = 2,154 ⇒ x = 65,10o ;
d) cotx = 3,251 ⇒ x = 17,10o .
3. Vẽ các góc nhọn α; β; γ biết:
Sử dụng thước đo góc để đo các góc vừa dựng và kiểm chứng lại bằng việc sử dụng máy tính cầm tay.
α | β | γ | |
---|---|---|---|
Sử dụng phép đo | |||
Sử dụng máy tính cầm tay |
Lời giải:
* Ta có bảng sau:
α | β | γ | |
---|---|---|---|
Sử dụng phép đo | 19,47o | 41,41o | 75,52o |
Sử dụng máy tính cầm tay | 19,47o | 41,41o | 75,52o |
D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Lịch sử phát triển máy tính cầm tay
Máy tính cầm tay (máy tính bỏ túi) là một thiết bị máy tính điện tử nhỏ gọn được sử dụng để tính toán, từ các phép tính toán cơ bản đến các nội dung toán học phức tạp (giải phương trình, tính toán ma trận …).
Máy tính điện tử đầu tiên được tạo ra vào những năm 1960, xây dựng dựa trên chức năng của bàn tính (phát triển khoảng năm 2000 TCN), và máy tính cơ học (phát triển vào thế kỉ XVII TCN).
Đến tận những năm 1970, các máy tính điện tử mới được thay đổi kích thước cho nhỏ gọn để có thể bỏ túi và được sử dụng ngày càng phổ biến hơn.