Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Đề tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên
Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 120 phút
Cho: Fe = 56; Zn = 65; Mg = 24; Ca = 40; Al = 27; Ga = 70; Cr = 52; Cu = 64; C = 12; O = 16; H = 1; F = 9; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127.
Câu 1. (2 điểm)
1. Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có oxi và nến cháy do có chất này tham gia.
2. Viết các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa sau đây
Câu 2. (2 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch: glucozơ, tinh bột, axit axetic, lòng trắng trứng chứa trong các lọ mất nhãn.
2. Nêu hiện tượng và viết các Phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nhỏ một vào giọt KOH vào ống nghiệm chứa 1ml FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm.
b) Đốt 0,5 gam photpho đỏ trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.
Câu 3. (2 điểm)
Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở là CnH2n (A) và CmH2m-2 (B). Đốt cháy hoàn toàn a gam X rồi dẫn sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong (dư) thì thấy khối lượng bình tăng 2,92 gam đồng thời tạo ra 5 gam chất kết tủa.
1. Tính a và thể tích O2 (đktc) tham gia phản ứng cháy
2. Nếu lấy 2a gam X thì có khả năng làm mất màu tối đa 60 ml dung dịch brom 1M. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo thu gọn của A và B, biết rằng MA > MB.
Câu 4. (3 điểm) Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 5. (1 điểm)
1. Cho x gam một muối halogen của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối) . Cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T . Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 139,2 gam muối M duy nhất. Xác định công thức phân tử muối halogen.
2. Từ 324 kg sắn có chứa 50% tinh bột người ta sản xuất được bao nhiêu lít rượu etylic 92°. Biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 gam/ml, quá trình sản xuất qua 2 phản ứng với hiệu suất lần lượt là 80% và 70%
Đáp án & Thang điểm
Câu 1.
1. Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này chất parafin chỉ biến đổi về trạng thái.
Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.
Parafin: CnH2n+2 (n > 20)
2. Các phương trình hóa học
3Fe3O4 + 8Al
2Al2O3
2Al + 3CuSO4 → 3Cu + Al2(SO4)3
3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
Câu 2.
1. Đánh số thứ tự từng lọ, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử)
– Đun nóng nhẹ từng mẫu thử, mẫu thử nào bị đông tụ là lòng trắng trứng. Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng đông tụ.
– Cho vào mỗi mẩu thử còn lại một mẩu quỳ tím, nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic. Còn lại tinh bột và glucozơ không làm đổi màu quỳ tím.
– Phân biệt tinh bột và glucozơ : Cho vào mỗi mẩu thử một vài giọt iot, mẫu thử nào chuyển sang màu xanh là tinh bột. Không hiện tượng xuất hiện là glucozơ.
2.
a/ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Phương trình hóa học:
3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ) + 3KCl
b/ Hiện tượng: Photpho cháy trong oxi cho ngọn lửa sáng chói, có khói trắng tạo thành.
Hòa tan sản phẩm cháy vào nước, dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Phương trình hóa học:
4P + 5O2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Dung dịch H3PO4 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 3.
1.
– Tính a
Theo (3) nCO2 = nCaCO3 = 5:100 = 0,05 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 2,92 (g)
→ nH2O = (2,92 – 44.0,05) : 18 = 0,04 (mol)
a = mC + mH = 12.nCO2 + 2.nH2O = 12.0,05 + 2.0,04 = 0,68 (g)
– Tính thể tích O2 tham gia phản ứng
2.
nBr2 = 0,06.1 = 0,06 (mol) ứng với 2a gam X
nBr2 ứng với a gam X = (0,06.a) : 2 = 0,03 (mol)
Trong a gam X, giả sử có x mol A và y mol B, ta có hệ phương trình:
Theo đề MA > MB ⇔ n > m (7)
Theo công thức chung cùa A và B thì n ≥ 2 và m ≥ 2 (8)
Từ (6), (7), (8) → n = 3 và m = 2 thỏa mãn.
Vậy CTPT của A là C3H6 và B là C2H2.
Câu 4.
Gọi a, b, c lần lượt là số mol các oxit Fe3O4, MgO, CuO.
mX = 25,6 gam → 232a + 40b + 80c = 25,6 (I)
Cho H2 dư đi qua hỗn hợp X, nung nóng có các Phương trình hóa học:
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Fe, Cu, MgO không phản ứng.
Khối lượng chất rắn sau phản ứng là 20,8 gam → 168a + 40b + 64c = 20,8 (II)
Cho X tác dụng với HCl có phản ứng:
Theo bài ra ta có 0,15 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 0,45 mol HCl
Theo Phương trình hóa học (3); (4) và (5) có (a + b + c) mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với (8a + 2b + 2c) mol HCl
Từ (I); (II) và (III) giải hệ phương trình được: a = 0,05 mol; b = 0,15 mol và c = 0,1 mol.
% số mol từng chất trong hỗn hợp X là:
Câu 5.
1. Vì khí B có mùi trứng thối, khi tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 tạo kết tủa đen
⇒ B là H2S
+ Gọi công thức tổng quát của muối halogen kim loại kiềm là RX
Phương trình hóa học:
Khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2
+ Sản phẩm A có: R2SO4, X2, H2O, H2S
⇒ Theo bài ra chất rắn T có: R2SO4, X2 . Khi nung T, X2 bay hơi
⇒ mR2SO4 = 139,2g.
⇒ mX2 = 342,4 – 139,2 = 203,2 (g)
Theo (1) → nX2 = 0,8(mol)
2.
Theo các Phương trình hóa học (1) và (2) có nrượu = 2.103 mol
Mà hiệu suất cả hai quá trình phản ứng là 80% và 70% nên số mol rượu thực tế là
box-most-viewed-courses