Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra ?

 A. Khí hiđro

 B. Khí oxi

 C. Khí lưu huỳnh đioxit

 D. Khí hiđro sunfua

Đáp án: C

  Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 v+ SO2↑ + H2O

Câu 2: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:

 A. 11,2 lít

 B. 1,12 lít

 C. 2,24 lít

 D. 22,4 lít

Đáp án: A

Số mol CaCO3 = 50 : 100 = 0,5 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 9 (có đáp án): Tính chất hóa học của muối Bai Tap Bai 9 Tinh Chat Hoa Hoc Cua Muoi A01

→ Vkhí = n.22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít.

Câu 3: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

 A. Có kết tủa trắng xanh.

 B. Có khí thoát ra.

 C. Có kết tủa đỏ nâu.

 D. Kết tủa màu trắng.

Đáp án: C

  3KOH + FeCl3 → 3KCl + Fe(OH)3 (↓ đỏ nâu)

Câu 4: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng ?

 A. ZnSO4

 B. Na2SO3

 C. CuSO4

 D. MgSO3

Đáp án: A

  Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Câu 5: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (do có phản ứng với nhau) ?

 A. NaOH, MgSO4

 B. KCl, Na2SO4

 C. CaCl2, NaNO3

 D. ZnSO4, H2SO4

Đáp án: A

  2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 ↓ + Na2SO4

Câu 6: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:

 A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3

 B. Na2SO4 và K2SO4

 C. Na2SO4 và BaCl2

 D. Na2CO3 và K3PO4

Đáp án: A

Sử dụng NaOH có thể phân biệt được cặp Na2SO4 và Fe2(SO4)3

+ Nếu không có hiện tượng gì → Na2SO4

+ Nếu xuất hiện kết tủa đỏ nâu → Fe2(SO4)3

  6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 (↓ đỏ nâu) + 3Na2SO4.

Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:

 A. Cu

 B. CuO

 C. Cu2O

 D. Cu(OH)2.

Đáp án: B

  

Câu 8: Cho 200g dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là:

 A. 19,6 g

 B. 9,8 g

 C. 4,9 g

 D. 17,4 g

Đáp án: B

→ Khối lượng kết tủa: m↓ = 0,1. (64 + 17.2) = 9,8 gam.

Câu 9: Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

 A. 8 g

 B. 4 g

 C. 6 g

 D. 12 g

Đáp án: A

  

Theo PTHH có NaOH dư → số mol Cu(OH)2 tính theo số mol CuSO4

  

→ m = 0,1.80 = 8 gam.

Câu 10: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?

 A. BaCl2, Na2SO4

 B. Na2CO3, Ba(OH)2

 C. BaCl2, AgNO3

 D. NaCl, K2SO4

Đáp án: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1047

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống