Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Tính chất vật lý của axetilen là
A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Tính chất vật lý của axetilen là :
– Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = 26/29 )
– Ít tan trong nước
Đáp án: B
Câu 2: Cấu tạo phân tử axetilen gồm
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
– Công thức cấu tạo của axetilen:
⇒ cấu tạo phân tử axetilen gồm:
+ Có 1 liên kết ba giữa 2 nguyên tử cacbon
+ Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hóa học
Đáp án: A
Câu 3: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn.
B. một liên kết đôi
C. một liên kết ba.
D. hai liên kết đôi.
– Công thức cấu tạo của axetilen:
⇒ Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có một liên kết ba
Đáp án: C
Câu 4: Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có
A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Đáp án: C
Câu 5: Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là
A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.
B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.
C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.
D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.
– Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt
⇒ axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ là: 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.
Đáp án: B
Câu 6: Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Các chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H4, C3H4, C2H2.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Đáp án: C
Câu 7: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là
A. 1 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 2 : 1.
Đáp án: D
Câu 8: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Khí axetilen không có phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Đáp án: D
Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4 ; C6H6.
B. C2H4 ; C2H6.
C. CH4 ; C2H4.
D. C2H4 ; C2H2.
2 chất đều làm mất màu dung dịch brom là: C2H4 ; C2H2.
Đáp án: D
Câu 10: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là
A. C2H2.
B. C2H4.
C. C2H6.
D. CH4.
Đáp án: A
Câu 11: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Đáp án: D
Câu 12: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là
A. metan.
B. etilen.
C. axetilen.
D. etan
Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là axetilen.
Đáp án: C
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X + H2O → Y + Z
Y + O2 → T + H2O
T + Z → CaCO3 + H2O
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.
B. CaC2,C2H2, CO2, Ca(OH)2
C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.
D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.
Đáp án: C
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?
A. 300 lít.
B. 280 lít.
C. 240 lít.
D. 120 lít.
Đáp án: B
Câu 15: Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi (các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là
A. 24 ml.
B. 30 ml.
C. 36 ml.
D. 42 ml.
Gọi thể tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y ml
Đáp án: C
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 lít khí oxi. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là
A. CH4 40% và C2H2 60%.
B. CH4 80% và C2H2 20%.
C. CH4 20% và C2H2 80%.
D. CH4 60% và C2H2 40%.
Gọi số mol của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y mol
Đáp án: C
Câu 17: Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,02.
B. 0,01.
C. 0,015.
D. 0,005.
Đáp án: B
Câu 18: Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thuốc thử | A | B | C |
Dung dịch brom | Không hiện tượng | Mất màu | Không hiện tượng |
Dung dịch nước vôi trong | Không hiện tượng | Không hiện tượng | Vẩn đục |
Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?
A. Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.
B. Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.
C. Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.
D. Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.
Khí làm mất màu dung dịch brom là axetilen ⇒ Bình B chứa axetilen
Khí làm vẩn đục nước vôi trong là cacbonic ⇒ Bình C chứa cacbonic
Khí không phản ứng với cả 2 chất là metan ⇒ Bình A chứa metan
Đáp án: B