Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Bố cục:

– Phần 1 (2 khổ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe

– Phần 2 (4 khổ tiếp) Sự ngang tàng, lạc quan của lính lái xe Trường Sơn

– Phần 3 (còn lại): Ý chí chiến đấu vì miền Nam

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nhan đề bài thơ có sự độc đáo, đặc biệt:

– Nhan đề dài, sự độc đáo

– Nhan đề làm nổi bật hình ảnh chiếc xe không có kính, phát hiện, sáng tạo của tác giả

– Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn

– Từ “bài thơ” đầu tiên nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy

→ Nhan đề là sự sáng tạo của tác giả

Câu 2 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế đường hoàng.

– Tư thế ung dung, lạc quan trước tình thế nguy nan càng tô đậm phẩm chất can trường của người lính lái xe

    + Mặc kệ gió vào xoa mắt đắng

    + Mưa tuôn mưa xối

    + Bụi phun tóc trắng như người già

– Các hình ảnh tạo cảm giác ấn tượng, vừa quen, vừa lạ

– Tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời

    + Phì phèo châm điếu thuốc

    + Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

– Tiếng “ừ” đời thường và ngang tàng chất lính, cũng là lời thách thức gian khó

– Tình cảm đồng đội thân thiết như gia đình “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

– Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

→ Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn gan dạ, kiên cường, luôn giàu tinh thần lạc quan trước hiểm nguy của trận chiến vì miền Nam.

Câu 3 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

– Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính

– Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn

Câu 4 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:

– Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, luôn chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp

– Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, dễ gần, dễ mến giữa những người lính trong chiến tranh

Luyện tập

Bài 1 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Học thuộc lòng bài thơ

Bài 2 (trang 133 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Ấn tượng của người lái xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn giả cụ thể, sinh động

– Chiếc xe không có kính ra mặt trận tạo ra những cảm giác, đặc biệt, thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ hai

– Những khó khăn, nguy hiểm mà người lái xe phải đối diện:

    + Gió vào xoa mắt đắng – Hiện thực, cảm giác được vị giác hóa chân thực

    + Đường chạy thẳng vào tim

    + Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

– Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái

⇒ khiến người đọc cảm nhận được sự khó khăn, nguy hiểm người lính phải đối mặt

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1010

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống