Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Bố cục:
– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
– Phần 2 ( bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá đánh bắt cá
– Phần 3 (khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
a. Bố cục bài thơ gồm 3 phần
Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, lên đường, tâm trạng náo nức
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên bển
Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh
b, Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ
– Trong bài thơ có hai cảm hứng chính: ảm hứng lao động, cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ
– Cảm hứng tạo hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua lăng kính của tác giả trở nên kì vĩ, lớn lao
– Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng
Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ra khơi:
+ Thời điểm: ra khơi vào lúc đêm (mặt trời xuống biển)
+ Không gian: rộng lớn của biển cả (sóng cài then, đêm sập cửa)
– Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn tả không gian, thời gian của ngư dân ra khơi
– Những khổ thơ tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp tráng lệ được gợi từ đầu bài thơ với hình ảnh
Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động
+ Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…
+ Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…
+ Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé
+ Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…
– Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)
+ Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người
+ Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người
→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Bài thơ như một khúc ca, ca ngợi người lao động với tinh thần làm chủ lao động, tự nhiên
– Lời thơ dõng dạc, giọng điệu say mê, hào hứng
– Vần điệu nhịp nhàng, khỏe khoắn, biến điệu linh hoạt
+ Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách tạo nên sức mạnh, sự vang dội
+ Vần bằng tạo nên sự bay bổng, vang xa, tất cả góp phần làm nên âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới
Câu 5 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:
+ Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước
+ Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người
– Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ
+ Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới
+ Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới
Luyện tập
Bài 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Mở đầu bài thơ, tác giả Huy Cận mở ra trước mắt người đọc cảnh bao la, rộng lớn và tâm thế hào hứng trước khi ra khơi của ngư dân.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Biện pháp so sánh làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của buổi hoàng hôn trên biển. Dường như vũ trụ chuyển mình vào trạng thái nghỉ ngơi “sóng cài then”, “đêm sập cửa”. Thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi không tàn lụi, ngược lại, rất huy hoàng. Chính trong khung cảnh đó, hình ảnh con thuyền đánh cá ra khơi, chứa đựng niềm cảm hứng yêu đời, say mê lao động của ngư dân. Họ với công việc quá quen thuộc “lại ra khơi” đầy hào hứng và say mê, hóa thân trong “khúc hát căng buồm cùng gió khơi”. Sự hòa quyện đẹp đẽ, trữ tình giữa thiên nhiên, vũ trụ với người lao động cho thấy niềm thiết tha yêu đời, lạc quan của những người làm chủ tương lai, đất nước
Bài 2 (trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Học thuộc lòng bài thơ.