Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1 (trang 203 sgk ngữ văn 9 tập 1)
STT | Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến chống Pháp |
Hình ảnh, chi tiết tự nhiên, giàu sức biểu cảm |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Vẻ đẹp ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ | Hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn |
3 | Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Thơ bảy chữ | Hình ảnh cuộc sống lao động rộn rã, tươi vui | Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. Thơ có âm điệu khỏe khoắn, hào hùng |
4 | Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | Thơ tự do | Tình bà cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, đức tính hi sinh | Thể hiện cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự. |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Thơ tự do | Tình yêu thương con và ước mơ hòa bình của người mẹ Tà ôi | Hình ảnh độc đáo, giàu sức biểu tượng và biểu cảm |
6 | Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Thơ năm chữ | Những ân tình, cảm xúc với quá khứ tình nghĩa, gian lao | Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm |
Câu 2 (trang 203 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Truyện | Tóm tắt cốt truyện | Tình huống chính | Chủ đề |
Làng | Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình. |
Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính |
Ca ngợi tình yêu quê hương, làng quê, đất nước |
Lặng lẽ Sa Pa | Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn | – Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa | Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những cống hiến thầm lặng |
Chiếc lược ngà | Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con. |
Bé Thu nhất quyết không nhận cha – Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ – Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con |
Ca ngợi tình cha con sâu nặng |
Câu 3 (trang 203 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Nét nổi bật trong tính cách ông Hai:
+ Ông là người hay khoe làng, tự hào về làng chợ Dầu
+ Khi nghe tin làng Việt gian theo tây, ông đau đớn, tủi nhục, ám ảnh nặng nề
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
+ Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay cấn để bộc lộ tâm trạng, sự tủi nhục và nỗi ám ảnh của ông Hai
+ Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, sinh động, thể hiện cá tính từng người
Câu 4 (trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
+ Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người, hết lòng với mọi người, trách nhiệm với công việc, sống giản dị trong đời sống thường nhật
+ Tính cách: chân thật, hồn hậu, trong sáng
+ Những suy nghĩ của anh thanh niên sống khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống
Xem phần soạn câu 5, 6, 7, 8, 9 bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (phần 2).