Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác theo kết cấu của truyện kể dân gian, kết thúc có hậu. Nhân vật thường có hai tuyến là chính diện và phản diện. Những nhân vật chính diện trải qua gian khổ, khó khăn cuối cùng chiến thắng và được đền đáp. Đối với tác phẩm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu như vậy khuyến khích, động viên người đọc noi theo những tấm gương đạo đức được biểu dương trong tác phẩm.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
– Mẫu người hào hiệp, xả thân vì nghĩa mang phẩm chất anh hùng, dũng cảm,
– Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, có tấm lòng cảm thông, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Nét đẹp tâm hồn Kiều Nguyệt Nga :
– Người con hiếu thảo : vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.
– Thùy mị, nết na, có học thức, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.
– Trọng tình nghĩa : nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Vân Tiên bộc lộ tính cách qua hành động đánh cướp, qua việc yêu cầu hai người chớ vội ra ngoài xe, từ chối Nguyệt Nga đền ơn.
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.
Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích : mộc mạc, bình dân, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
Luyện tập
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :
– Lục Vân Tiên: mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.
– Phong Lai: hung dữ, ngạo mạn, ngông nghênh, gian ác và vô học.
– Nguyệt Nga: dịu dàng, lễ pép, đoan trang.
B. Tác giả
– Tên Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu
– Quê quán: tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM)
– Cuộc đời:
+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến
+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất
– Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”
– Tác phẩm chính:
Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
+ Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện
– Thể loại: Truyện thơ
– Bố cục:
+ Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp
+ Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
– Giá trị nội dung: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
– Giá trị nghệ thuật: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu