Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a.Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục.
-Hai luận điểm chính:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung, thích hợp từng công việc, hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình với cộng đồng.
-Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.
b.
Những biểu hiện “quy tắc ngầm” trong cách ăn mặc, tác giả kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp:
– Ăn cho mình, mặc cho người.
– Y phục xứng kì đức.
Luyện tập
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Tác giả sử dụng lập luận làm rõ luận điểm: “Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”:
– Học vấn là thành quả của nhân loại, do tích lũy dần . Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó.
– Nếu không lưu lại trong quá khứ thì làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Phân tích những lí do phải chọn sách để đọc:
– Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, tạo thói xấu hư danh, nông cạn.
– Dễ lãng phí thời gian do đọc những cuốn sách không có giá trị, dễ bị lạc hướng.
– Sách có loại chyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan với nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
– Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
– Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp nhận tri thức.
– Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
– Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều mà không ích lợi gì.
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Vai trò của phân tích trong lập luận:
– Làm sáng tỏ luận điểm và tăng sức thuyết phục.
– Giúp người đọc hiểu đúng và cặn kẽ vấn đề.
B. Kiến thức cơ bản
– Để làm rõ ý của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp
– Phân tích: trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… cả phép lập luận giải thích, chứng minh
– Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn, cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.