Bài 18

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Phép lập luận được sử dụng trong hai đoạn văn :

– Đoạn (a) : phép phân tích (theo lối diễn dịch) theo trình tự các ý: cái hay ở các điệu xanh → những cử động → cách dùng từ →cách gieo vần tự nhiên, không gò ép.

– Đoạn (b): chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện thuận lợi, tài năng. Tác giả kết luận: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt của bản thân là ở tinh thần kiên trì, học tập không mệt mỏi và luôn trau dồi đạo đức.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Học qua loa, đối phó, gây nhiều tác hại:

– Kiến thức trống rỗng, nông cạn, phiến diện.

– Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp.

– Không có năng lực.

– Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Các lí do khiến mọi người phải đọc sách:

– Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, sách ghi chép, lưu giữ tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, sách là cột mốc trên con đường phát triển học thuật.

– Đọc sách là rèn luyện nhân cách, trau dồi đạo đức và học làm người.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo:

Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học nhân loại- con đường ngắn nhất là đọc sách. Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều bổ ích. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc, không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm – tích luỹ – tưởng tượng”. Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống. Nhà văn M.Gorki từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, vì vậy nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1033

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống