Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Câu hỏi
a. Các đề bài bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện:
– Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Đề 2: Cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
– Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
– Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b.
– Đề “phân tích” yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét.
– Đề “suy nghĩ” yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Các em tự đọc SGK trình tự các phần Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài viết và sửa chữa để hiểu cách làm bài.
Luyện tập
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao?
Gợi ý:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
+ Đề : Thể loại Nghị luận.
Nội dung (đối tượng): Truyện Lão Hạc của Nam Cao (một tác phẩm trọn vẹn).
+ Tìm ý:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc.
Vẻ đẹp của nhân vật này có tấm lòng hi sinh cao quý, nhân cách đáng kính.
2. Lập dàn ý
Mở bài:
Giới thiệu:
+ Tác giả – tác phẩm.
+ Ý kiến đánh giá sơ bộ.
Thân bài:
1. Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc.
+ Giới thiệu hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc.
2. Vẻ đẹp của nhân vật này:
+ Giàu yêu thương: Con vàng, con trai
+ Giàu lòng tự trọng
+ Tấm lòng hi sinh cao quý.
Viết văn
Mở bài (ví dụ):
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm tiêu biể xuất sắc viết về người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của nhân vật ông Hai – một người nông dân yêu làng – yêu nước sâu sắc với sự hồ hởi, say mê, tin yêu chung thuỷ với kháng chiến với Bác Hồ. Là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân giàu lòng tự trọng và tấm lòng hi sinh cao quý.