Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
A. Soạn bài Nói với con (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
(Nội trên xem ở phần trên)
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Đoạn đầu bài thơ là tình yêu thương tủa cha mẹ và sự đùm bọc che chở của quê hương đối với con.
– 4 câu đầu, con lớn lên trong không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
– Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha:
-Con người dễ thương, giàu tình cảm (người đồng mình thương lắm con ơi).
-Con người thủy chung gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói).
-Con người hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối/Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc).
-Con người có bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn…/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương).
-Con người mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con).
-Người cha nhắc nhở con khi lên đường, phải nhớ rằng người “đồng mình” yêu lắm, phải giữ gìn, tự hào truyền thống của người “đồng mình”, đặc biệt là không thể nhỏ bé, tự tin và sống có trách nhiệm.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
– Tình cảm người cha với con: “yêu lắm con ơi” → trìu mến, thiết tha và tin tưởng.
– Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con là lòng tự hào, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, tự tin bước vào đời.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
Đặc sắc về nghệ thuật:
– Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát.
– Cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể, thể hiện cách nói đặc trưng của đồng bào miền núi.
– Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.
Luyện tập
Đề bài: Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con
Gợi ý
Khi đặt mình vào nhân vật người con, cần chú ý đại từ nhân xưng. Như vậy phải xưng “tôi” hoặc “mình” để trình bày cha tôi, cha mình đã nói những điều gì. Chú ý đến ý của hai đoạn thơ đã phân tích khái quát bên trên:
– Cội nguồn sinh dưỡng
– Những đức tính tốt đẹp cần duy trì, tự hào, phát huy. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Có thể mở rộng ra tình yêu thương, kính trọng với người cha, với người “đồng mình”, với quê hương.
B. Tác giả
– Tên: (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước
– Quê quán: Trùng Khánh- Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng
+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng
+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…
– Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
– Tác phẩm chính: ….
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: –
+ Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
– Thể thơ: Tự do
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục:
+ Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương
+ Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
– Giá trị nội dung:
+ Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm