Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
I.Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu hỏi
a.Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, … Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
-Phân tích: yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để rút ra những nhận định cần thiết.
– Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.
– Suy nghĩ: nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.
– Trường hợp không có những từ ngữ chỉ định, người viết phải tự xác định việc bày tỏ ý kiến, đánh giá của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.
II.Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu hỏi
a. – Các phần của văn bản:
+ Mở bài (từ đầu đến “thành công khởi đầu rực rỡ”): giới thiệu về nhà thơ và bài thơ.
+ Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết” tới “thành thực của Tế Hanh”): phân tích vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
+ Kết bài (phần còn lại): nếu lên giá trị của bài thơ đối với người đọc trong việc bồi đắp tình yêu quê hương.
– Các ý kiến trên được dẫn dắt, khẳng định qua việc chọn, phân tích những câu thơ tiêu biểu.
b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn :
– Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
– Hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lí.
– Người viết đã đưa ra những nhận xét, những cảm thụ của riêng mình.
– Giọng văn truyền cảm, lôi cuốn.
Luyện tập
Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Sang Thu – Hữu Thỉnh
Gợi ý
Mở đầu bài thơ là cảm nhận ban đầu của nhà thơ về những tín hiệu mùa thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Tín hiệu đầu tiên của mùa thu mà tác giả cảm nhận là hương ổi chín. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa “phả” trong không gian cứ lan tỏa thoang thoảng bay. Cùng với hương ổi là gió se. Gió se lạnh và khô là đặc trưng của tiết trời thu. Tiếp theo tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu qua hình ảnh “sương chùng chình”. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa kết hợp với từ láy diễn tả màn sương đang chuyển động nhẹ nhàng, như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hạ, ngập ngừng chưa bước hẳn sang thu. Hình ảnh “ngõ” ở đây có thể là đường làng ngõ xóm nhưng cũng có thể là ngõ cửa thời gian giữa hai mùa. Hữu Thỉnh đã cảm nhận tinh tế được ba tín hiệu mùa thu: hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ba giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác. Đứng trước khung cảnh mùa thu ấy, tác giả hơi bất ngờ, ngỡ ngàng xúc động trước tín hiệu chuyển mùa. Tác giả “bỗng nhận ra”, “hình như thu đã về”. Từ bao giờ thu về? Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng, bối rối, hình như còn chsut gì đó chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ giờ đây biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.