Bài 27

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II (ngắn nhất)

I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nhận biết các thành phần biệt lập và khởi ngữ trong câu.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

“Bến quê” là một câu chuyện về cuộc đời. Một cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi hết cuộc đời vì một lí do nào đó không thể đi được nữa con người mới nhận ra rằng gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí ấy tiếc thay, Nhĩ chỉ nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Một chân lí sâu sắc và thấm thía. Có thể nói “Bến quê” là câu chuyện bàn về ý nghĩa cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hóa một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

II.Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Đoạn trích (a): Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối.

– Đoạn trích (b): Cô bé – cô bé thuộc phép lặp; cô bé – nó thuộc phép thế.

– Đoạn trích (c): “Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!”- thế thuộc phép thế.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Điền từ vào ô thích hợp

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Xem xét đoạn văn đã viết trong mục I.2 :

– Liên kết về nội dung: các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

– Liên kết về hình thức:

+ Giữa câu (1) với câu (2) có từ truyện sử dụng phép lặp từ “cuộc đời” để liên kết.

+ Giữa câu (5) và câu (6) sử dụng phép thế : cái chân lí áy – môt chân lí sâu sắc và thấm thía.

III.Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Hàm ý câu nói của người ăn mày: “Địa ngục là chỗ ở của các ông” (Người nhà giàu).

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Câu: “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” có thể hiểu là “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc “Tôi không muốn bình luận về việc này”.

Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói không đúng đề tài)

b) Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” hàm ý “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”.Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.

B. Kiến thức cơ bản

I. Phương châm hội thoại

1. Các phương châm hội thoại đã học:

+ Phương châm về lượng: khi nói cần nói đầy đủ thông tin

+ Phương châm về chất: nói những điều đúng có bằng chứng xác định

+ Phương châm quan hệ: nói đúng đề tài giao tiếp

+ Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ

+ Phương châm lịch sự: nói tế nhị, lịch sự

2. Một số tình huống giao tiếp vi phạm phương châm giao tiếp: Khi bác sĩ muốn cho bệnh nhân có thêm động lực, bác sĩ sẽ nói giấu đi tình trạng bệnh

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt: mình, tôi, tớ, cậu, ông, bà, chúng tôi, chúng mình, chúng ta, hắn, bọn nó…

Tùy thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp

2. Nguyên tắc giao tiếp trong tiếng Việt là “xưng khiêm hô tôn” có nghĩa là khi xưng hô cần tuân thủ nguyên tắc lịch sự, hiểu biết vị thế giao tiếp của bản thân.

3. Trong tiếng Việt, người Việt phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô bởi vì người Việt muốn giao tiếp được còn chịu sự chi phối của vai vế, tuổi tác, vị trí xã 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1105

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống