Bài 31

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Soạn bài Con chó Bấc (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nhà văn chủ yếu muốn nói đến khía cạnh tình cảm của Bấc với chủ (phần này chiếm 3 trong toàn bộ 5 đoạn của văn bản).

Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Cách cư xử đặc biệt của Thoóc-tơn với Bấc: anh cứu sống, mua lại Bấc, coi Bấc như con, như bạn thân, chào hỏi, trò chuyện.

– Nhà văn nói về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc trước khi diễn tả tình cảm của Bấc vì muốn cho người đọc thấy được Thoóc-tơn là một ông chủ “lí tưởng”, tốt bụng, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình.

Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Tình cảm của con chó Bấc với chủ biểu hiện:

+ Vờ cắn vào tay Thoóc-tơn như của chỉ vuốt ve.

+ Lặng lẽ tôn thờ nằm xa xa một quãng, nằm phục ở chân, mắt tỉnh táo, háo hức, ngước nhìn chủ.

+ Bám sát không rời chủ. Luôn lo sợ, ám ảnh sẽ mất Thoóc-tơn đột ngột

– Tác giả đã vận dụng năng lực quan sát tuyệt vời, tinh tế với một tâm hồn thương yêu loài vật vô hạn.

Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tác giả đã hiểu thấu “tâm hồn” của con chó Bấc nên đã miêu tả nó cực kỳ sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động… Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật. (biết vui mừng và cũng biết lo sợ, ám ảnh, biết vờ cắn như là cử chỉ vuốt ve,…).

B. Tác giả

– Tên Giắc Lân-đơn (1876-1916) 

– Quê quán: Mĩ

– Tuổi thơ của Jack ngập trong đói nghèo và sự khốn cùng.

– Jack từng làm những công việc nặng nhọc với đồng lương còm, thời gian ban đêm anh dành cho việc đọc sách và trau dồi mọi thứ có thể: lịch sử, triết học, kinh tế quốc dân…

Phong cách nghệ thuật: …..

– Tác phẩm chính: “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Sói biển”, “Nanh trắng”…

C. Tác phẩm

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn.

– Thể loại: Truyện ngắn

– Tóm tắt: Tác phẩm kể về Bấc – là một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thooc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, và nó đã được cảm hoá. Về sau, khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang.

– Bố cục: 

– Phần 1: “… trong lòng Bấc”: Mở đầu

– Phần 2: “Con người này… biết nói đấy”: tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.

– Phần 3: “Bấc có một kiểu…”: Tình cảm của Bấc đối với chủ.

– Ngôi kể: Thứ 3

–  Giá trị nội dung: 

 Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn.

–  Giá trị nghệ thuật: 

– Trí tưởng tượng tuyệt vời, phong phú.

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt và tình cảm nhân hậu của tác giả với loài vật đã cho ra đời tác phẩm đầy giá trị nhân văn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 898

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống