Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Bố cục
– Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên
– Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được vợ chồng ông chài cứu sống
Soạn bài
Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Chủ đề của đoạn trích là thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Người ở hiền ắt sẽ gặp lành
Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Trịnh Hâm lấy tay đẩy Vân Tiên xuống dưới nước sau đó hô vang gọi người đến cứu như không biết có chuyện gì xảy ra. Sau đó dùng những lời lẽ dối trá để lừa gạt mọi người.
Chỉ trong 8 câu thơ tác giả đã dẫn dắt được một tình huống hợp lí, hành động nhanh mau lẹ của Trịnh Hâm. Cho thấy Trịnh Hâm đã tính toán rất kĩ khi hành động. Trịnh Hâm là người lòng lang dạ sói, phản bội lại bạn bè, lời hứa của mình vì tham vọng.
Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Ông Ngư ra tay cứu vớt Vân Tiên, lắng nghe Vân Tiên kể lại sự tình. Ông Ngư bày tỏ mong muốn Vân Tiên ở lại với mình, chỉ mong muốn làm việc nghĩa chứ không mong việc được đền ơn.
– Cuộc sống lao động thường ngày của ông Ngư: Ngày thì kéo lưới, mệt thì quăng câu dầm một cách thong thả, ung dung, tự tại. Thỉnh thoảng nghêu ngao câu hát, tắm mưa chải gió mà không quản ngại chi.
– Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả với cuộc sống lao động bình thường, ung dung tự tại của con người lao động. Đồng thời thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng lương thiện của họ.
Câu 4 (trang 121 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Câu mà em cho là hay nhất: “Nước trong rửa ruột sạch trơn – Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”. Hai câu thơ này cho thấy tấm lòng trượng nghĩa của lão Ngư. Ông là một người không màng đến danh lợi chỉ mong cứu giúp người đời. Ở đời mấy người có được tâm thế như vậy.
Luyện tập
+ Trong Truyện Lục Vân Tiên, những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư là: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Những nhân vật ấy đều là những người có nhân cách cao cả, có lòng tốt, sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn.
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.