Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Bố cục
– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.
– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.
– Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.
Soạn bài
Câu 1 (trang 133 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Nhan đề bài thơ có điều khác lạ là nó viết về những chiếc xe không có kính. Hơn nữa về thể loại người đọc có thể nhìn ra đây là một bài thơ. Trong tên nhan đề lại có thêm hai chữ “bài thơ”
– Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì khi đi vào trong thơ thường là những hình ảnh đẹp, sáng ngời, hào nhoáng ít ai miêu tả những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này đâu chỉ không có kính mà nó còn trần trụi, trầy xước, móp mép, không đèn mà vẫn băng qua những nẻo đường Trường Sơn ra tiền tuyến, tham gia vào những năm tháng chống Mĩ hào hùng.
Câu 2 (trang 133 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hình ảnh người lính lái xe
– Ung dung ngồi trong buồng lái mặc dù xe không có kính
– Tinh thần lạc quan, yêu đời, lấy những khó khăn thử thách làm nguồn vui
– Luôn nhiệt tình, sôi nổi trong mọi khó khăn, quyết chí hướng đến miền Nam ruột thịt
Câu 3 (trang 133 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Giọng điệu vui vẻ, hóm hỉnh mang lại sự vui tươi cho bài thơ
– Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi với những người lính
– Bài thơ giống như một câu chuyện kể trong khó khăn mà vẫn khẳng định được trạng thái ung dung, tinh thần lạc quan của người lính
Câu 4 (trang 133 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:
– Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.
– Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.
– Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều có sự giống nhau ở tinh thần lạc quan, yêu đời, lấy những khó khăn làm nguồn vui, không quản ngại sự thiếu thốn, luôn vững niềm tin ý chí với cách mạng.
Luyện tập
Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động.
– Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng: gió trên đường đi ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay. Tác giả sử dụng từ “đắng” để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở mắt được vị giác hóa, chân thực hơn.
– Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái: Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường không có rào cản. Mọi thứ trở nên gần hơn, rõ nét hơn.