Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án: A
Câu 2: Thông tin di truyền là gì?
A. Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
B. Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
C. Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
D. Trình tự các axit amin trong phân tử protein.
Đáp án: A
Câu 3: Mã bộ ba là
A. mã gồm 3 nucleotit trên mạch khuôn đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 axit amin.
B. mã gồm 3 ribonucleotit trên mạch khuôn mã hoá cho 1 axit amin.
C. mã di truyền.
D. Cả A và C.
Đáp án: D
Câu 4: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
A. ADN → ARN → protein → tính trạng.
B. Gen → mARN → protein → tính trạng.
C. Gen → mARN → tính trạng.
D. Gen → ARN → protein → tính trạng.
Đáp án: B
Câu 5: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là
1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.
3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.
4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.
A. 1, 2 và 3. B. 1, 2, 4 và 5. C. 1, 2 và 5. D. 1, 2, 3, 4, và 5.
Đáp án: C
Câu 6: mARN có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và protein?
A. Gắn axit amin vào để tổng hợp protein.
B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin.
D. Cấu trúc nên riboxom tham gia vào tổng hợp protein.
Đáp án: B
Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. ARN và protein đều được tổng hợp ở tế bào chất.
B. Nguyên tắc trong tổng hợp protein là nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.
C. tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung.
D. Trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit.
Đáp án: A
Câu 8: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin
1. Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.
2. Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin.
3. mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin.
4. Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
A. 1 → 2 → 4 → 3.
B. 2 → 1 → 4 → 3.
C. 3 → 1 → 2 → 4.
D. 3 → 2 → 1 → 4.
Đáp án: C
Câu 9: Chuỗi polypeptit có chiều dài là 1500Å. Biết một axit amin có độ dài trung bình 3Å. Hãy xác định số ribonucleotit có trong mARN đã tổng hợp chuỗi polypeptit đó.
A. 1500. B. 1503. C. 1502. D. 1501.
Đáp án: B
Câu 10: Một gen có dài 4080Å khi tổng hợp 2 chuỗi polypeptit cần môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin (kể cả axit amin mở đầu).
A. 798. B. 799. C. 800. D. 802.
Đáp án: A