Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 1 có đáp án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2: tại đây

3

    Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 1

    Thời gian: 45 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10)

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

Mẩu giấy vụn

      Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.

      Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

      Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

      – Có ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.

      Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! – Cô giáo nói tiếp.

      Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

      – Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

      – Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

      Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”

      Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

      – Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

      Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!

Theo QUẾ SƠN

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

Câu 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? (1đ)

A. Nằm ngay lối ra vào.

B. Nằm ngay giữa cửa.

C. Nằm ngay giữa bàn cô giáo.

D. Nằm ngay dưới chân bảng.

Câu 2. Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? (1đ)

A. Hãy lắng nghe cô giáo giảng bài.

B. Hãy lắng nghe xem mẩu giấy đang làm gì?

C. Hãy lắng nghe xem mẩu giấy nói gì?

D. Hãy lắng nghe xem mẩu giấy đi lại như thế nào?

Câu 3. Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? (1đ)

A. Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!

B. Các bạn ơi! Hãy nhìn và thấy tôi có đẹp không?

C. Các bạn ơi! Đừng vứt rác lung tung.

D. Các bạn ơi! Hãy làm những việc tốt đi.

Câu 4. Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? (1đ)

A. Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.

B. Phải giữ trường lớp luôn luôn sạch đẹp.

C. Phải luôn luôn chú ý giữ vệ sinh trường lớp.

D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 5. Câu “Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ” được viết theo mẫu: (1đ)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 6. a. Tìm 1 từ chỉ sự vật có trong bài: (0,5đ)………………….

b. Đặt câu với từ chỉ sự vật em tìm được: (0,5đ)……………………..………

……………………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): (Nghe – viết) Thời gian 15 phút

Ngôi trường mới

      Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Theo NGÔ QUÂN MIỆN

II. Tập làm văn (6 điểm ): Thời gian 25 phút

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) để nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.

Đáp án & Thang điểm

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

II. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: C. Ai thế nào?

Câu 6: HS tìm đúng được 1 từ chỉ sự vật có trong bài được 0,5 điểm.

Đặt được câu đúng được 0,5 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu thiếu dấu chấm bị trừ 0,25 điểm.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (4 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4 điểm

– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm.

*Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

– Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được đoạn văn kể về cô giáo hoặc thầy giáo cũ của em, khoảng 4-5 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. – Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 6,0; 5,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5; 0.

Gợi ý:

1. Cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em tên là gì? Dạy em từ hồi lớp mấy?

2. Ngoại hình cô như thế nào?

3. Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

4. Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?

5. Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?

Bài làm tham khảo

      Em yêu nhất cô giáo Thu Lan dạy em hồi lớp 1. Cô có nụ cười rất tươi. Cô luôn nhìn chúng em yêu thương và trìu mến. Cô chăm sóc chúng em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Em nhớ nhất những nét chữ tròn trịa của cô. Em luôn kính trọng và biết ơn cô đã dạy dỗ em biết nhiều điều hay, lẽ phải.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1172

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống