Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2: tại đây
3
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2
Thời gian : 60 Phút
A. Kiểm Tra Đọc Hiểu
I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau
Mùa xuân bên bờ sông Lương
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.
Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
(Nguyễn Đình Thi)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1(M1- 0,5 điểm): Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng ở đâu?
a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời
b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn
c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um
Câu 2(M1- 0,5 điểm): Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?
a- Mịn hồng mơn mởn
b- Hung hung vàng
c- Màu vàng dịu
Câu 3(M1-0,5 điểm): Những loại cây nào phủ kín bãi cát dưới lòng sông cạn?
a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai
b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn
c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà
Câu 4(M2 – 0,5 điểm): Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?
a- Đỏ, đen, hồng, xanh
b- Đỏ, xanh, vàng
c- Đỏ, hồng, xanh, đen
Câu 5(M2-0,5 điểm): Khi mùa xuân đến, bờ sông Lương như thế nào?
a- Rực rỡ, muôn sắc, tràn trề sức sống.
b- Ảm đạm, u ám.
c- Rực rỡ, nhiều màu sắc.
Câu 6(M2 -0,5điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
Ngay dưới lòng sông, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7(M2 – 1 điểm): Tìm 2 từ chỉ sự vật bên bờ sông Lương trong đoạn văn trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8(M3- 1 điểm): Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:
Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9(M4 – 1 điểm): Hãy viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả bờ sông Lương.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
B/ Kiểm Tra Viết
GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.
Mùa xuân bên bờ sông Lương
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn tả mùa hè.
ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Lưu ý: Bài KTĐK được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và không làm tròn ở từng bài (đọc, viết).
A. Kiểm Tra Đọc Hiểu
* Kiểm tra đọc (10 điểm)
I/ Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm)
*GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm
+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
---|---|---|---|---|
a (0,5 điểm) |
b (0,5 điểm) |
c (0,5 điểm) |
b (0,5 điểm) |
a (1 điểm) |
Câu 6: (0,5 điểm) Đặt câu hỏi như sau:
Ở đâu (chỗ nào, nơi nào,…), những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn? được 0,5 điểm.
Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm hỏi: Trừ 0,25 điểm
Câu 7: (1 điểm) HS tìm được mỗi từ chỉ sự vật đúng theo yêu cầu, được 0,5 điểm.
VD: cây gạo, lúa, ngô, đỗ, lạc, khoai,…
Câu 8: (1 điểm): HS đặt đúng vị trí của 1 dấu phẩy, được 0,5 điểm.
Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
Câu 9: (1 điểm) HS viết đặt được 1 câu theo yêu cầu, câu rõ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm. Nếu đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm.
VD: Mùa xuân, bờ sông Lương thật rực rỡ.
Bờ sông Lương thật đẹp.
B/ Kiểm Tra Viết
* Bài kiểm tra viết (10 điểm)
I/ Kiểm tra viết chính tả (4 điểm)
-Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm
-Viết đúng chính tả (hoặc mắc 1 lỗi) được: 2 điểm. Nếu sai từ 2 đến 3 lỗi được: 1,5 điểm. Nếu sai từ 4 đến 5 lỗi được: 1 điểm Nếu mắc 6 lỗi trở lên không được điểm.
II/ Kiểm tra viết đoạn, bài (6 điểm)
+ Nội dung (ý): 3 điểm-Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
* Câu hỏi gợi ý:
– Mùa hè bắt đầu từ tháng mấy, kết thúc vào tháng mấy?
– Các sự vật (thời tiết, cây cối, con vật,…) ra sao?
– Mọi người, học sinh,… thường làm gì vào mùa hè?
– Mùa hè có ý nghĩa như thế nào? Em có mong muốn gì trong mùa hè năm nay?
+ Kĩ năng: 3 điểm
– Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm
– Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1điểm
– Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1điểm.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, bố cục, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm khác nhau