Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 có đáp án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2: tại đây

3

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2

Thời gian : 60 Phút

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Chiếc rễ đa tròn

1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy :

– Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

– Chú nên làm thế này!

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc :

– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười :

– Rồi chú sẽ biết.

3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1(M1- 0,5 điểm): Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?

a) Bác bảo chú cần vụ đưa vào bếp làm củi.

b) Bác bảo chú cần vụ cho nó vào góc vườn.

c) Các bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp .

Câu 2(M1- 0,5 điểm): Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào?

a) Cây đa có hình thẳng đứng .

b) Cây đa có hình vòng lá tròn.

c) Cây đa rất cao lớn, xum xuê.

Câu 3(M1-0,5 điểm): Các bạn thiếu nhi thích chơi trò gì bên cây đa khi vào thăm vườn Bác ?

a) Thích chơi trò chui qua chui lại dưới vòm lá.

b) Thích chơi trốn tìm bên cây đa.

c) Thích ngồi dưới gốc đa hóng mát .

Câu 4(M2 – 0,5 điểm): Các cặp từ sau đây, cặp từ nào không phải là cặp từ trái nghĩa?

a) ngoằn ngoèo – thẳng tắp

b) tròn – méo

c) buồn bã – chán nản

Câu 5(M2-0,5điểm): Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm:

Bác Hồ sống rất …………………………………………………………….………

Câu 6(M2 -0,5điểm): Bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong câu: Bác Hồ tập thể dục để rèn luyện và nâng cao sức khỏe. là:

a) Bác Hồ

b) tập thể dục

c) để rèn luyện và nâng cao sức khỏe

Câu 7 (M3 -1 điểm): Nội dung của câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8 (M3 -1 điểm): Qua các câu chuyện, bài học về Bác Hồ, em hãy viết câu:

a) Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b) Nói về tình cảm của Bác Hồ với mọi vật xung quanh:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9 (M4 -1 điểm): Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:

Một hôm Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý Đến thềm chùa

Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

B/ Kiểm Tra Viết

GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.

   Chiếc rễ đa tròn

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn tả một bãi biển em thích.

ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Lưu ý: Bài KTĐK được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và không làm tròn ở từng bài (đọc, viết).

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

* Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm)

* GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm

+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6

   c

(0,5 điểm)

   b

(0,5 điểm)

   a

(0,5 điểm)

   c

(0,5 điểm)

   c

(0,5 điểm)

Câu 5: (0,5 điểm) : HS điền được 1 từ phù hợp được 0,5 điểm

VD: giản dị, thanh bạch, đơn giản, nhân ái, nhân hậu,…

Câu 7: (1 điểm). HS tìm được mỗi ý đúng (hoặc tương tự) sau, được 0,5 điểm.

VD: – Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi (mọi người, nhân dân,…)

– Bác Hồ luôn quan tâm, dành mọi điều tốt đẹp cho thiếu nhi, nhân dân,…

Câu 8: (1 điểm): HS đặt mỗi câu đúng theo yêu cầu, được 0,5 điểm.

VD: a) Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.

b) Bác Hồ rất yêu cây cối.

Câu 9: (1 điểm) HS điền mỗi dấu chấm, dấu phẩy đúng, được 0,25 điểm. Đáp án:

Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường , ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

B/ Kiểm Tra Viết

* Bài kiểm tra viết (10 điểm)

I/ Kiểm tra viết chính tả (4 điểm)

-Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm

-Viết đúng chính tả (hoặc mắc 1 lỗi) được: 2 điểm. Nếu sai từ 2 đến 3 lỗi được: 1,5 điểm. Nếu sai từ 4 đến 5 lỗi được: 1 điểm Nếu mắc 6 lỗi trở lên không được điểm.

II/ Kiểm tra viết đoạn, bài (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm -Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

*Câu hỏi gợi ý:

– Em thích nhất bãi biển nào?

– Các sự vật ở đó (bờ biển, bãi cái, sóng, chim hải âu,…) như thế nào?

– Ngư dân, du khách,em và gia đình,… có những hoạt động gì?

– Em có tình cảm gì với bãi biển đó? Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm đó?

+ Kĩ năng: 3 điểm

– Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm

– Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1điểm

– Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1điểm.

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, bố cục, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm khác nhau

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 901

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống