Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Bài 4.1 trang 64 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát Hình 4. 4 và cho biết: Hình nào là hình tam giác đều, hình nào là hình vuông, hình nào là hình lục giác đều?

cố định

Lời giải:

Quan sát hình 4.4, ta thấy:

+) Hình tam giác đều là: hình c

+) Hình vuông là: hình b

+) Hình lục giác đều là: hình f.

cố định

Bài 4.2 trang 65 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vẽ tam giác đều MNP có cạnh MN = 4cm.

cố định

Lời giải:

Vẽ tam giác đều MNP có cạnh 4cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm.

Bước 2. Dùng ê ke có góc   vẽ góc NMx bằng  .

Bước 3. Vẽ góc MNy bằng  . Ta thấy Mx và Ny cắt nhau tại P, ta được tam giác đều MNP.

cố định

Bài 4.3 trang 65 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Vẽ hình vuông DEFQ có cạnh DE = 5 cm. Vẽ hai đường chéo DF và EQ.

Hãy kiểm tra xem DF và EQ có vuông góc với nhau không?

cố định

Lời giải:

Vẽ hình vuông DEFQ có cạnh DE = 5cm 

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng DE = 5 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với DE tại D. Xác định điểm Q trên đường thẳng đó sao cho DQ = 5 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với DE tại E. Xác định điểm F trên đường thẳng đó sao cho EF = 5 cm.

Bước 4. Nối F với Q ta được hình vuông DEFQ.

Vẽ hai đường chéo DF và QE ta được:

+) Khi sử dụng ê – ke ta thấy hai đường chéo DF và QE vuông góc với nhau.

cố định

Bài 4.4 trang 65 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Quan sát Hình 4.5.

a) Gọi tên các đường chéo phụ của hình lục giác đều MNPQRS;

b) Hãy đo độ dài các cạnh và cho biết các tam giác MPR và tam giác NQS trong Hình 4.5 có là tam giác đều không?

cố định

Lời giải:

Trong hình 4. 5, ta có:

a) Các đường chéo phụ của hình lục giác đều MNPQRS là: NQ; QS; SN; MP; PR; MR.

b) Sử dụng thước thẳng đo hoặc compa ta thấy:

+) MP = PR = MR. Do đó tam giác MPR là tam giác đều.

+) NQ = QS = NS. Do đó tam giác NQS là tam giác đều.

cố định

Bài 4.5 trang 65 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Quan sát hình 4.6.

a) Dùng compa kiểm tra xem hình ABC có là hình tam giác đều không.

b) Dùng compa và ê ke (hoặc thước đo góc) để kiểm tra hình MNPQ có là hình vuông không?

cố định

Lời giải:

a) Dùng compa đặt tâm ở điểm A và đầu chì ở điểm còn lại B, sau đó giữ nguyên khoảng cách compa, di chuyển compa đến đầu tâm đến điểm B, điểm còn lại nằm trên đoạn thẳng BC, ta thấy đầu chì không ở điểm C. Do đó AB và BC là hai đoạn thẳng không bằng nhau.

Vậy tam giác ABC không là tam giác đều.

b) 

+) Dùng compa để kiểm tra các đoạn thẳng MN, MQ, PQ, NP ta thấy 

MN = MQ = PQ = NP. Do đó 4 cạnh của hình MNPQ bằng nhau.

+) Dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình MNPQ ta thấy:

MN vuông góc với MQ và NP hay góc NMQ và góc MNP đều bằng 90o  

PQ vuông góc với QM và NP hay góc MQP và góc NPQ đều bằng 90o  

Suy ra: các góc NMQ, góc MNP, góc MQP, góc NPQ đều bằng 90o  

Do đó hình MNPQ có 4 góc vuông ở các đỉnh

Vậy MNPQ là hình vuông.

cố định

Bài 4.6 trang 66 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Em hãy cắt 6 hình tam giác đều có cạnh là 5 cm và ghép lại thành một hình lục giác đều (H.4.7). Hãy tính độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được.

cố định

Lời giải:

Ở hình 4.7, ta thấy độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều bằng hai lần cạnh của tam giác đều

Do đó độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được là:

5. 2 = 10 (cm)

Vậy độ độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được là 10cm.

cố định

Bài 4.7 trang 66 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống:

Quan sát Hình 4.8.

a) Hãy kiểm tra xem có mấy hình lục giác đều. Đó là những hình nào?

b) Có tất cả bao nhiêu tam giác đều?

cố định

Lời giải:

a) Dùng thước thẳng kiểm tra các cạnh ta thấy: 

+) AB = BC = CD = DE = EF = FA nên ta có ABCDEF là hình lục giác đều

+) MN = NP = PQ = QR = RS = SM nên ta có MNPQRS là hình lục giác đều.

Vậy có 2 hình lục giác đều là ABCDEF và MNPQRS.

b) Dùng thước thẳng hoặc compa để kiểm tra, ta thấy MN = CN = CM nên tam giác CMN là tam giác đều

Tương tự kiểm tra với các tam giác khác, ta thấy các tam giác đều là: ACE, BDF, ASR, BMS, DNP, EPQ, FQR.

Vậy ta có 8 giác đều là tam giác ACE, BDF, ASR, BMS, DNP, EPQ, FQR, CMN.

cố định

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1105

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống