Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Với giải bài tập Toán lớp 6 Chương 2: Số nguyên bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6 Tập 1 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Toán lớp 6 Chương 2: Số nguyên. Bài giải được trình bày theo đúng thứ tự tiến trình học trong sgk gồm các phần: Câu hỏi khởi động, Hoạt động, Luyện tập Vận dụng và Em có biết giúp bạn dễ dàng tra cứu.
Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm
Câu hỏi khởi động trang 61 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Bản tin dự báo thời tiết đưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất của một số ngày trong tháng 01/2020 ở Thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow, Nga).
Có những số chỉ nhiệt độ dưới 0 °C như: – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C.
Các số trên có gì đặc biệt?
Lời giải:
Các số – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C đều có đặc điểm chung là có dấu “–” (dấu trừ) trước mỗi số và các số ở sau dấu trừ thì đều là các số tự nhiên.
Vậy ta thấy ngay các số ở trên đều không phải là số tự nhiên.
Luyện tập 1 trang 61 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều:
a) Đọc số: – 54.
b) Viết số: âm chín mươi.
Lời giải:
a) Số – 54 được đọc là: “âm năm mươi tư” hoặc đọc là “trừ năm mươi tư”.
b) Số “âm chín mươi” được viết là – 90.
Luyện tập 2 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Viết số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển, biết tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 20 m.
Lời giải:
Vì tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển là 20 m, nên số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển là – 20 m.
Bài 1 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều:
a) Đọc các số sau: – 9, – 18.
b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.
Lời giải:
a) Số – 9 được đọc là: “âm chín” hoặc là “trừ chín”;
Số – 18 được đọc là: “âm mười tám” hoặc “trừ mười tám”.
b) Số “trừ hai mươi ba” được viết là: – 23;
Số “ấm ba trăm bốn mươi chín” được viết là: – 349.
Bài 2 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Bảng thống kê đưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh:
a) Đọc và viết nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ.
b) Xác định tính đúng, sai của các phát biểu sau:
+ Lúc 6 giờ nhiệt độ là – 10 °C;
+ Lúc 14 giờ nhiệt độ là – 3 °C.
Lời giải:
a) Quan sát bảng đã cho ta thấy:
+ Nhiệt độ lúc 2 giờ:
– Đọc là “âm tám độ C” hoặc là “trừ tám độ C”
– Viết là: – 8 oC
+ Nhiệt độ lúc 10 giờ:
– Đọc là: “âm năm độ C” hoặc là “trừ năm độ C”
– Viết là: – 5 oC
+ Nhiệt độ lúc 18 giờ:
– Đọc là: “không độ C”
– Viết là: 0 oC
+ Nhiệt độ lúc 22 giờ:
– Đọc là: “âm ba độ C” hoặc là “trừ ba độ C”
– Viết là: – 3 oC
b) Quan sát bảng đã cho ta thấy:
+ Lúc 6 giờ nhiệt độ là – 10 °C là phát biểu đúng.
+ Lúc 14 giờ nhiệt độ là – 3 °C là phát biểu sai vì lúc 14 giờ nhiệt độ là 2 °C.
………………………………
………………………………
………………………………