Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Hoạt động khởi động trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Một số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không?
Lời giải:
Ta có số 3 chia hết cho 3 (vì 3 : 3 = 1), nhưng số 3 không chia hết cho 9 (vì 3 < 9).
Do đó một số chia hết cho 3 chưa chắc đã chia hết cho 9.
Hoạt động khám phá 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Để biết số 378 có chia hết cho 9 hay không, bạn An viết như sau:
378 = 3.100 + 7.10 + 8
= 3.(99 + 1) + 7.(9 + 1) + 8
= 3.99 + 3.1 + 7.9 + 7 + 8
= 3.99 + 7.9 + (3 + 7 + 8)
= 9.(3.11 + 7) + (3 + 7 + 8)
Từ đây bạn An khẳng định rằng số 378 chia hết cho 9, vì có (3.11 + 7).9 là một số chia hết cho 9 và tổng các chữ số của nó là 3 + 7 + 8 = 18 chia hết cho 9.
Khẳng định của An có đúng hay không? Vì sao?
Lời giải:
Khằng định của An là đúng.
Vì số 378 sau khi được phân tích thành tổng của hai số hạng (3.11 + 7).9 và 18.
Trong đó (3.11 + 7).9 là tích của một số với 9 nên tích này chia hết cho 9, còn 18 chia hết cho 9. Do đó tổng (3.11 + 7).9 + 18 cũng chia hết cho 9 nên 378 chia hết cho 9.
Thực hành 1 trang 26 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
a) Trong các số 245, 9 087, 396, 531 số nào chia hết cho 9?
b) Hãy chỉ ra hai số chia hết cho 9 và hai số không chia hết cho 9?
Lời giải:
a) 245 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 5 = 11 không chia hết cho 9 nên 245 không chia hết cho 9
9 087 có tổng các chữ số là 9 + 0 + 8 + 7 = 24 không chia hết cho 9 nên 9 087 không chia hết cho 9
396 có tổng các chữ số là 3 + 9 + 6 = 18 ⋮ 9 nên 396 ⋮ 9
531 có tổng các chữ số là 5 + 3 + 1 = 9 ⋮ 9 nên 531 ⋮ 9
Vậy các số 396, 531 chia hết cho 9.
b) Hai số chia hết cho 9 là 531, 108
Ta có: 5 + 3 + 1 = 9 là một số chia hết cho 9 nên 531 chia hết cho 9.
! + 0 + 8 = 9 chia hết cho 9 nên 108 chia hết cho 9.
Hai số không chia hết cho 9 là 105, 291.
Ta có: 1 + 0 + 5 = 6 không chia hết cho 9 nên 105 không chia hết cho 9.
2 + 9 + 1 = 12 không chia hết cho 9 nên 291 không chia hết cho 9.
Hoạt động khám phá 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Viết các số sau dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 3 theo mẫu trên:
315; 418.
Lời giải:
315 = 3.100 + 1.10 + 5
= 3.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 5
= 3.99 + 3 + 1.9 + 1 + 5
= (3.99 + 1.9) + (3 + 1 + 5)
= (3.99 + 3.3) + (3 + 1 + 5)
= 3.(99 + 3) + (3 + 1 + 5)
Trong đó 3 + 1 + 5 là tổng các chữ số của 315; 3.(99 + 3) là một số chia hết cho 3.
418 = 4.100 + 1.10 + 8
= 4.(99 + 1) + 1.(9 + 1) + 8
= 4.99 + 4 + 9 + 1 + 8
= (4.99 + 9) + (4 + 1 + 8)
= (4.33.3 + 3.3) + (4 + 1 + 8)
= 3 . (4.33 + 3) + (4 + 1 + 8)
Trong đó 4 + 1 + 8 là tổng các chữ số của 418; 3 (4.33 + 3) là một số chia hết cho 3.
Thực hành 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo: Trong các số 315 và 418, số nào chia hết cho 3?
Lời giải:
Ta có 3 + 1 + 5 = 9 chia hết cho 3 nên 315 chia hết cho 3.
4 + 1 + 8 = 13 không chia hết cho 3 nên 418 không chia hết cho 3.
Bài 1 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Cho các số 117; 3 447; 5 085; 534; 9 348; 123.
a) Em hãy viết tập hợp A gồm các số chia hết cho 9 trong các số trên.
b) Có số nào trong các số trên chỉ chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 không? Nếu có, hãy viết các số đó thành tập hợp B.
Lời giải:
a) Ta áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải quyết bài tập này.
1 + 1+ 7 = 9 ⁝ 9 ⇒ 117 ⁝ 9
3 + 4 + 4 + 7 = 18 ⁝ 9 ⇒ 3447 ⁝ 9;
5 + 0 + 8 + 5 = 18 ⁝ 9 ⇒ 5085 ⁝ 9;
5 + 3 + 4 = 12 ⋮̸ 9 ⇒ 543 ⋮̸ 9;
9 + 3 + 4 + 8 = 24 ⋮̸ 9 ⇒ 9348 ⋮̸ 9;
1 + 2 + 3 = 6 ⋮̸ 9⇒ 123 ⋮̸ 9
Các số chia hết cho 9 là: 117; 3 447; 5 085.
Khi đó tập hợp A được viết dưới dạng: A = {117; 3 447; 5 085}.
Vậy A = {117; 3 447; 5 085}.
5 + 3 + 4 = 12 ⁝ 3 ⇒ 543 ⁝ 3 mà 543 ⋮̸ 9
9 +3 +4 +8 = 24 ⁝ 3 ⇒ 9348 ⁝ 3 mà 9348 ⋮̸ 9
1 + 2 + 3 = 6 ⁝ 3 ⇒ 123 ⁝ 3 mà 123 ⋮̸ 9
Các số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là: 534; 9 348; 123.
Khi đó tập hợp B được viết dưới dạng B = {534; 9 348; 123}.
Bài 2 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Không thực hiện phép tính, em hãy giải thích các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 hay không, có chia hết cho 9 hay không.
a) 1 260 + 5 306; b) 436 – 324; c) 2 . 3 . 4 . 6 + 27.
Lời giải:
a) Ta có: 1 + 2 + 6 + 0 = 9 ⁝ 3 ⇒ 1260 ⁝ 3; 5 + 3 + 0 + 6 = 14⋮̸ 3 ⇒ 5306 ⋮̸ 3 nên 1 206 + 5 306 không chia hết cho 3.
Ta có: 1 + 2 + 6 0 = 9 ⁝ 9 ⇒ 1260 ⁝ 9; 5 + 3 + 0 + 6 = 14⋮̸ 9 ⇒ 5306 ⋮̸ 9 nên 1 206 + 5 306 không chia hết cho 9.
b) Ta có: 4 +3 + 6 = 13 ⋮̸ 3 ⇒ 436 ⋮̸ 3; 3 + 2 + 4 = 9 ⁝ 3 ⇒ 324 ⁝ 3 nên 436 – 324 không chia hết cho 3.
Ta có: 4 +3 + 6 = 13 ⋮̸ 9 ⇒ 436 ⋮̸ 9; 3 + 2 + 4 = 9 ⁝ 9 ⇒ 324 ⁝ 9 nên 436 – 324 không chia hết cho 9.
c) Ta có: 2.3.4.6 = 2.3.4.3.2 = 2.9.4.2 ⁝ 9; 27 ⁝ 9;
Nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 chia hết cho 9.
Ta lại có: 2.3.4.6 = 2.3.4.3.2 ⁝ 3; 27 ⁝ 3;
Nên 2 . 3 . 4 . 6 + 27 chia hết cho 3.
Bài 3 trang 27 Toán lớp 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo:
Bạn Tuấn là một người rất thích chơi bi nên bạn ấy thường sưu tầm những viên bi rồi bỏ vào 4 hộp khác nhau, biết số bi trong mỗi hộp lần lượt là 203, 127, 97, 173.
a) Liệu có thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau được không? Giải thích.
b) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không?
c) Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không?
Lời giải:
a) Để biết có thể chia số bi trong mỗi hộp thành ba phần bằng nhau hay không thì ta phải xét xem số bi trong mỗi hộp có chia hết cho 3 không.
Ta có: 2 + 0 + 3 = 5 ⋮̸ 3 ⇒ 2003 ⋮̸ 3;
1 + 2 + 7 = 10 ⋮̸ 3 ⇒ 127 ⋮̸ 3;
9 + 7 = 16 ⋮̸ 3 ⇒ 97 ⋮̸ 3 ;
1 + 7 + 3 = 11 ⋮̸ 3 ⇒ 173 ⋮̸ 3.
Số bi trong từng hộp không chia hết cho 3 nên không thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau.
b) Tổng số bi của Tuấn có là: 203 + 127 + 97 + 173 = 600
Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi nên tổng cộng có 3 người chơi.
Ta có: 6 + 0 + 0 = 6 ⁝ 3 ⇒ 600 ⁝ 3
Do đó có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người chơi.
c) Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi thì tổng cộng có 9 người chơi.
Mà 6 + 0 + 0 = 6 ⋮̸ 9 ⇒ 600 ⋮̸ 9.
Do đó không thể chia đều tổng số bi cho mỗi người chơi.