Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Với soạn, giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Lịch sử lớp 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Lịch sử lớp 6 Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.

Câu 1. Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống

a. tự chủ                            b. suy yếu                         c. cải cách

d. phong chức                    e. Khúc Hạo                      f. Đại La

g. xây dựng                       h. độc lập                          i. Tiết độ sứ

Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường…………….. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở Hải Dương ngày nay đã đánh chiếm thành……………. và tự xưng……………………., xây dựng một chính quyền………………… Năm 906, nhà Đường buộc phải ……………….. Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là ……………… lên thay. Trong 10 năm (907 – 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều ……………….tiến bộ, đặt nền móng cho việc ……………. chính quyền tự chủ của một nhà nước …….…………………. với phương Bắc.

Trả lời:

Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở Hải Dương ngày nay đã đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. Năm 906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay. Trong 10 năm (907 – 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

Câu 2. Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới.

Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai

(  ) Mùa đông năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta.

(  ) Dương Đình Nghệ, một vị tướng cũ của Khúc Hạo, lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống Nam Hán.

(  ) Từ Mê Linh, Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh.

(  ) Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra tấn công thành Đại La.

(  ) Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước xin viện binh.

(  ) Viện binh đến bao vây và uy hiếp thành Đại La

(  ) Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng Hốt Tất Liệt bị chém đầu.

(  ) Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Hoàng đế, khôi phục nền tự chủ.

Trả lời:

(S) Mùa đông năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta.

(Đ) Dương Đình Nghệ, một vị tướng cũ của Khúc Hạo, lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống Nam Hán.

(S) Từ Mê Linh, Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh.

(Đ) Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra tấn công thành Đại La.

(Đ) Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước xin viện binh.

(S) Viện binh đến bao vây và uy hiếp thành Đại La

(S) Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng Hốt Tất Liệt bị chém đầu.

(S) Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Hoàng đế, khôi phục nền tự chủ.

Câu 3. Hai tư liệu dưới viết về trận Bạch Đằng năm 938. Cả hai đều được viết vào thế kỉ XIII – XV.

“Định kế rồi (Ngô Quyền) bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết. [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về”

(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1 998, tr. 203 – 204)

“Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo. Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua, chạy trốn. Hoằng Tháo đuổi theo, một lát sau, thuỷ triều xuống, các chiến thuyền của Tháo bị mắc cọc, không trở về được, khiến cho quân bị tan rã và chết đuối. Khi ấy, Nghiêm (tên của vua Nam Hán – người dẫn) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về”.

(Lê Tắc, An Nam chí lược, thế kỉ XIV – bản dịch tiếng Việt)

Hoàn thành các câu hỏi dưới đây sẽ giúp em xác minh tính chính xác về những gì đã xảy ra trong trận Bạch Đằng năm 938.

Yêu cầu số 1. Điểm gì khác nhau trong nội dung hai văn bản?

Yêu cầu số 2. Những thông tin gì mô tả trận đánh mà hai tư liệu đều giống nhau?

Yêu cầu số 3. Em hãy viết ra 5 câu mà em có ấn tượng nhất, rút từ hai tư liệu đó để mô tả về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.

Trả lời:

– Thực hiện yêu cầu số 1: Những điểm khác nhau trong nội dung 2 văn bản:

+ Đoạn tư liệu thứ nhất:

+ Đoạn tư liệu thứ hai:

– Thực hiện yêu cầu số 2: Những điểm giống nhau trong 2 đoạn tư liệu:

+ Mô tả kế sách đánh giặc của Ngô Quyền (đóng cọc ở cửa biển).

+ Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo.

+ Khi nước triều rút, thuyền chiến của quân Nam Hán mắc vào cọc, quân Nam Hán rối loạn, tan vỡ.

+ Tướng Hoàng Tháo của quân Nam Hán tử trận.

+ Vua Nam Hán dẫn tàn quân rút chạy về nước.

– Thực hiện yêu cầu số 3: 5 câu mà em có ấn tượng nhất, rút từ hai tư liệu đó để mô tả về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938:

– Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo.

– Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua, chạy trốn.

– Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết.

– [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. 

– Khi ấy, Nghiêm (tên của vua Nam Hán – người dẫn) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về.

Câu 4. Đánh giá về chiến thắng Bạch Đằng, hai bộ cổ sử lớn nhất của thời kì phong kiến Việt Nam viết như sau.

“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương. Làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh giặc cũng giỏi vậy”

(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 203 – 204)

“Ngô Quyền gặp được nguỵ triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen”

(Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, NXB. Giáo dục, 2007, trang 211)

Em đồng ý với nhận định nào? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với nhận định trong “Đại Việt sử kí toàn thư”.

– Vì: Nam Hán có lực lượng quân đội mạnh, đông đảo. Ngô Quyền là một người có tài mưu lược, ông đã thể hiện cách đánh sáng tạo và sự chuẩn bị chu đáo để chiến thắng được quân Nam Hán. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi là một chiến thắng vẻ vang của quân dân Việt Nam.

Câu 5. Điền sự kiện vào các chỗ trống trong sơ đồ bên dưới

Trả lời: 

Câu 6. Dựa vào sơ đồ và các thông tin dưới đây, hãy sắp xếp thời gian, kết quả đúng với tên các cuộc đấu tranh giành độc lập mà em được tìm hiểu trong hai bài 18 và 19.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

Khởi nghĩa Lý Bí

Kháng chiến do Dương Đình Nghệ lãnh đạo

Năm 713 – 722

Năm 542 – 602

Năm 931

Năm 938

Đấu tranh chống nhà Đường, xây thành Vạn An, xưng đế

Chấm dứt thời Bắc thuộc. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài

Đánh đổ nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập

Đấu tranh chống quân Nam Hán, khôi phục nên tự chủ

Trả lời: 

Sắp xếp thời gian, kết quả đúng với tên các cuộc đấu tranh giành độc lập

Tên cuộc khởi nghĩa 

Thời gian

Kết quả

Khởi nghĩa Lý Bí

542 – 602

Đánh đổ nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

713 – 722

Đấu tranh chống nhà Đường, xây thành Vạn An, xưng đế

Kháng chiến do Dương Đình Nghệ lãnh đạo

931

Đấu tranh chống quân Nam Hán, khôi phục nên tự chủ

Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

938

Chấm dứt thời Bắc thuộc. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1119

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống