Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 10
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
- Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 54: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Câu c1 (trang 263 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tại sao kim dính mỡ có thể nổi trên mặt nước?
Lời giải:
Kim dính mỡ không bị nước làm dính ướt và màng căng bề mặt của nước tại chỗ đó hơi lõm xuống làm cho lực căng hướng lên cân bằng với trọng lực của kim hướng xuống. kết quả kim không bị chìm
Câu c2 (trang 265 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy cho biết sự khác nhau của dạng mặt ngoài chất lỏng của hai trường hợp nêu ra ở hình 54.4:
Lời giải:
+ Hình a: Trong khe hẹp giữa hai tấm kính, nước dâng lên cao bằng nhau và mặt thoáng bị lõm xuống (mặt lõm).
+ Hình b: Trong khe hẹp giữa hai tấm kính tạo thành góc nhị diện thì mực nước tạo thành đường cong lõm tiệm cận trục hoành (dạng đường hyperbol).
Câu c3 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy nêu thêm những ví dụ về hiện tượng mao dẫn thường gặp trong đời sống và kĩ thuật
Lời giải:
Ví dụ
– Hiện tượng nước dâng lên bên trog tấm mút xốp
– Nước dâng lên bên trong thân cây, nhánh hoa cắm trong lọ
– Máu dâng lên bên trong ống thủy tinh khi cần lấy máu xét nghiệm
Câu 1 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Khi nào thì chất lỏng dính ướt chất rắn và khi nào không dính ướt chất rắn?
Lời giải:
Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
– Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính ướt.
– Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính ướt.
Câu 2 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Thế nào là hiện tượng mao dẫn và khi nào xảy ra hiện tượng mao dẫn rõ rệt?
Lời giải:
* Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các vách hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.
* Hiện tượng mao dẫn rõ rệt nhất khi đường kính ống, khoảng cách các vách hẹp càng nhỏ.
Câu 3 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nếu chỉ có lực căng bề mặt thôi thì có xảy ra hiện tượng mao dẫn?
Lời giải:
Không
Lực căng bề mặt có chiều sao cho làm giảm diện tích bề mặt thoáng, chống khum lõm nên có hướng lên trên kéo cột nước trong ống dâng cao
Bài 1 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Hãy chọn câu đúng
Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống mao dẫn thủy tinh khi:
A. Nhúng nó vào nước (ρ1 = 1000kg/m3; σ1=0,072N/m)
B. Nhúng nó vào xăng (ρ2 = 700kg/m3; σ2=0,029N/m)
C. Nhúng nó vào rượu (ρ3 = 790kg/m3; σ3=0,022N/m)
D. Nhúng nó vào ete (ρ4 = 710kg/m3; σ4=0,017N/m)
Lời giải:
Chọn D
Bài 2 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tìm hệ số căng bề mặt của nước nếu ống mao dẫn có đường kính trong là 1 mm và mực nước ống dâng cao 32,6 mm.
Lời giải:
Bài 3 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Trong một ống mao dẫn có đường kính trong hết sức nhỏ, nước có thể dâng cao lên 80 mm, vậy với ống này thì rượu có thể dâng lên cao bao nhiêu? Các dữ kiện lấy theo số liệu ở bài tập 1.
Lời giải:
Đối với nước: h1 = 80 mm; khối lượng riêng của nước: ρ1 = 103 (kg/m3); suất căng mặt ngoài của nước: σ1 = 0,072 (N/m).
Đối với rượu: h2 = ? mm; khối lượng riêng của rượu: ρ2 = 790 (kg/m3); suất căng mặt ngoài của rượu: σ2 = 0,022 (N/m).
Công thức tính độ dâng cao của cột nước và rượu là:
Bài 4 (trang 266 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm và mực nước thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. Hỏi áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân không dính ướt ống thủy tinh?
Lời giải:
d = 2 (mm) = 2.10-3 m; σ = 0,470 N/m; ρ = 13600 (kg/m3).
Độ hạ của cột Hg do hiện tượng mao dẫn gây ra:
Áp suất thực của khí quyển:
h = 760 + h′ = 760 +7,05 = 767,05 (mmHg)