Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 10 trang 44: Quan sát hình 10.1 và trả lời câu hỏi: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 bằng 0,01 và 0,32.

Lời giải:

– Khi nồng độ CO2 bằng 0,01 cường độ ánh sang mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp được gọi là điểm bù ánh sáng.

– Khi nồng độ CO2 tăng từ 0,01 → 0,32, tăng cường độ ánh sáng làm tăng cường độ quang hợp.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 10 trang 45: Quan sát hình 10.2, cho biết sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 có giống nhau ở tất cả các loài cây không.

Lời giải:

Quan sát hình 10.2 ta thấy, hai đường đồ thị biểu diễn phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 là hai đường độc lập, với các nồng độ CO2 như nhau, cường độ quang hợp khác nhau ở các cây khác nhau.

→ Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 không giống nhau ở tất cả các loài cây.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 10 trang 45: Nước có những vai trò gì đối với quang hợp?

Lời giải:

Khi thiếu nước đến 40 – 60% quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. Ảnh hưởng của nước đối với quang hợp có thể tóm tắt như sau:

– Hàm lượng nước trong không khi, trong lá, ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng:, tức là ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp.

– Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá.

– Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp.

– Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hidrat hóa của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp.

– Quá trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.

– Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cấp H+ và eletctron cho phản ứng sáng.

Bài 1 (trang 47 SGK Sinh 11): Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

Lời giải:

     Mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:

     – Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều.

     – Nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên, nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.

     – Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng (là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp) thì cường độ quang hợp tăng hầu như tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng – nơi cường độ quang hợp không tăng cho dù cường độ ánh sáng có tăng.

     – Đặc trưng sinh lí của cây cũng ảnh hưởng đến sự phụ thuộc cường độ ánh sáng đến khả năng quang hợp.

Bài 2 (trang 47 SGK Sinh 11): Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?

Lời giải:

  Nước là nguyên liệu cho quá trình quang phân li nước trong pha sáng tạo ra H+ và e để tham gia vào chuỗi truyền e trong quang hợp. Nước đảm bảo các điều kiện sinh lí hóa sinh bình thường trong các tế bào và bộ máy quang hợp, đảm bảo quá trình quang hợp của cây diễn ra bình thường.

Bài 3 (trang 47 SGK Sinh 11): Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ.

Lời giải:

   Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây. Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 10o thì cường độ quang hợp tăng lên 2 – 2.5 lần.

Bài 4 (trang 47 SGK Sinh 11): Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp. 

Lời giải:

     Các nguyên tố khoáng có ảnh hưởng đến hệ sắc tố quang hợp:

     – Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục

     – Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 971

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống