Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 158 SGK Hóa 12): Cấu hình electron của Cu2+ là :

A. [Ar]3d7.

B. [Ar]3d8.

C. [Ar]3d9.

D. [Ar]3d10.

Lời giải:

Đáp án C.

Cấu hình e của Cu: [Ar]3d104s1

Cấu hình e của Cu2+: [Ar]3d9

Bài 2 (trang 159 SGK Hóa 12): Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc). Kim loại M là:

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Zn.

Lời giải:

Đáp án B

Số mol NO là

→ {n = 2, M = 64)} ⇒ M là Cu

Bài 3 (trang 159 SGK Hóa 12): Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :

A. 21,56 gam.

B. 21,65 gam.

C. 22,56 gam.

D. 22,65 gam.

Lời giải:

Đáp án C.

nCu = 0,12 mol.

nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.

mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.

Bài 4 (trang 159 SGK Hóa 12): Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.

Lời giải:

Số mol Cu là:

Số mol NO là:

Phương trình hóa học:

2Cu + O2 → 2CuO (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)

Gọi nCu phản ứng = x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol)

Theo pt (3):

⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 mol

Theo pt: nCuO = nCu pư = x = 0,17 mol

nHNO3 = 2. nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 mol

Bài 5 (trang 159 SGK Hóa 12): Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.

b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.

Lời giải:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

nFe = nCuSO4 = 0,232 mol.

mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.

Bài 6 (trang 159 SGK Hóa 12): Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.

Lời giải:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

x       2.x(mol)                          2x(mol)

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg – mCu = 2. 108x – 64x = 152x

⇒ 152x = 30,4 ⇒ x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2. 2. 170 = 68 (g)

Thể tích dung dịch AgNO3

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1096

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống