Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 23: Tôi yêu em tôi sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 23.
Đọc: Tôi yêu em tôi trang 104, 105
Nội dung chính Tôi yêu em tôi:
Tình cảm chị em, luôn yêu thương, chơi đùa cùng với nhau. Vẻ đẹp của em, thói quen của em hằn vào trái tim của người chị. Vì vậy mà là chị, người chị luôn biết cách làm cho em vui.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình?
Trả lời:
– Em rất yêu thích tính cách của chị em. Chị luôn nhường nhịn, chia phần mỗi khi có thức ăn ngon, đồ chơi đẹp. Chị em giống như một “bà mẹ tí hon” của em vậy!
Văn bản: Tôi yêu em tôi
Tôi yêu em tôi
Nó cười rúc rích
Mỗi khi tôi đùa
Nó vui, nó thích.
Mắt nó đen ngời
Trong veo như nước
Miệng nó tươi hồng
Nói như khướu hót.
Hoa lan, hoa lí
Nó nhặt cài đầu
Hương thơm theo nó
Sân trước vườn sau.
Tôi đi đâu lâu
Nó mong, nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt.
Nó thích vẽ lắm
Vẽ thỏ có đôi
Nó sợ thỏ một
Không có bạn chơi.
Kìa, tiếng nó đấy!
Đang ở trường về
Cùng bạn bắt bướm
Cười dưới hàng tre….
(Phạm Hổ)
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái về điều gì?
Trả lời:
– Khổ thơ đầu, bạn nhỏ yêu em gái về nụ cười và sự vui thích mỗi khi chơi với chị.
Câu 2 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong khổ thơ 2 và 3, bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?
– Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ tả em gái mình có mắt đen ngời, trong veo như nước. Miệng thì tươi hồng, nói như con khướu biết hót.
– Trong khổ thơ 3, em gái làm điệu bằng cách cài hoa lan, hoa li lên đầu để có mùi thơm.
Câu 3 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yêu quý?
Trả lời:
– Khổ thơ thứ 4 cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yêu quý.
Tối đi đâu lâu
Nó mong, nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt.
Câu 4 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?
Trả lời:
– Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình là: Vẽ thỏ phải có đôi; thường lấy hoa lan, hoa li nhặt cài đầu; biết em mong nhắc mình mỗi khi không có chị ở nhà.
Câu 5 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bài thơ cho em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?
* Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
Trả lời:
– Bài thơ cho em hiểu về tình cảm anh chị em trong gia đình: Anh chị em một nhà cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau. San sẻ và thấu hiểu nhau giúp cho tình thân được bền chặt, nhiều kỉ niệm.
– Học sinh chọn những khổ thơ yêu thích, học thuộc từng câu trong các khổ, thuộc từng khổ rồi ghép lại hoàn chỉnh.
Nói và nghe: Tình cảm anh chị em trang 105, 106
Tình cảm anh chị em
Câu 1 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3: Cùng bạn trao đổi để hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao dưới đây:
– Chị ngã em nâng.
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Trả lời:
– Trao đổi cùng bạn để thảo luận về ý hiểu.
+ Chị ngã em nâng: Chị em biết yêu thương, giúp đỡ lúc hoạn nạn.
+ Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Anh em gắn bó không rời, có anh thì phải có em. Dù có thành công hay thất bại thì vẫn có mặt ở bên, không quản ngại.
Câu 2 trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn yêu cầu a hoặc b.
a.Kể về những việc em thường làm cùng với anh, chị hoặc em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc làm em làm việc cùng.
b. Em mong muốn có người anh, người chị hoặc người em như thế nào? vì sao?
Trả lời:
a. Những việc em thường làm cùng anh mình là: Em rủ anh chơi đóng vai, cùng anh chơi đuổi bắt trốn tìm, em rủ anh nấu ăn phụ mẹ và 2 anh em cùng nhau làm bài tập. Khi có anh làm việc cùng, em cảm thấy mọi việc dễ dàng hơn, em không lúng túng và tự tin hoàn thành.
b. Em mong muốn có người anh trai, bởi vì nếu có anh trai thì anh trai sẽ chơi cùng với em, sẽ bảo vệ em. Em sẽ rất yêu người anh trai đó của mình.
Viết trang 106
Câu 1 trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Tôi yêu em (4 khổ thơ đầu).
Trả lời:
– Học sinh nghe giáo viên đọc rõ ràng, không mắc phải lỗi chính tả.
– Cách trình bày thể thơ 5 chữ: Mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ cùng dòng. Kết thúc mỗi khổ có dấu chấm câu.
Câu 2 trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát tranh, tìm và viết tên sự vật theo yêu cầu a hoặc b.
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
Mẫu: hàng rào
a. Chứa tiếng có ươn hoặc ương.
Mẫu: mướp hương
Trả lời:
a. Tên sự vật bắt đầu bằng r, d hoặc gi: hàng rào, rau xanh, quả dứa, quả dâu, hoa râm bụt, giàn mướp, rổ rá.
b. Tên sự vật chứa tiếng ươn hoặc ương: con đường; hoa hướng dương, vườn rau
Câu 3 trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi (hoặc có vần ươn, ương).
Trả lời:
– Các từ: con rắn, ra vào, đôi dép, giúp đỡ, chiếc giường, con lươn, mượn đồ, khúc xương, tưởng tượng,…
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết 2 – 3 câu về một việc em đã làm khiến người thân vui.
Trả lời:
– Em đã từng khiến mẹ vui vì một lần viết thiệp chúc mừng sinh nhật mẹ. Em cùng bố tìm các mẫu thiệp trên mạng, lựa mẫu đẹp nhất để viết tặng mẹ. Vì sợ viết nhầm, em nhờ bố kiểm tra rồi mới tặng mẹ. Thấy mẹ cười lớn, em thấy lòng vui đến lạ!
Bài giảng: Bài 23: Tôi yêu em tôi – Kết nối tri thức – Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên SachGiaiBaiTap)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
PRINTING ENDS HERE