Tuần 17

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 31: Người làm đồ chơi sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 31.

Đọc: Người làm đồ chơi trang 137, 138

Nội dung chính Người làm đồ chơi:

Bài đọc “người làm đồ chơi” kể về bác Nhân – một người làm nghề làm đồ chơi lâu năm nhưng lại sắp bỏ nghề về quê làm ruộng vì mấy năm gần đây đồ chơi của bác không bán được do xuất hiện nhiều hàng đồ chơi bằng nhựa khác. Vào buổi bán hàng cuối cùng, bác đã bán được hết hàng nhờ sự giúp đỡ âm thầm của nhân vật tôi – hàng xóm của bác. Nhờ vậy bác đã rất vui và quyết định về quê cũng sẽ làm đồ chơi để bán.

* Khởi động

Câu hỏi trang 137 sgk Tiếng việt 3: Kể với các bạn về món đồ chơi mà em thích nhất.

Trả lời:

Em thích nhất là chiếc xe ô tô. Nó là món quà của bố tặng em nhân dịp sinh nhật năm ngoái. Chiếc xe rất to và có màu đỏ tươi. Hai bên chiếc xe có hình rô bốt. Nó chạy rất nhanh vì có điều khiển từ xa. Em rất thích nó và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận.

Văn bản: Người làm đồ chơi

Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Bác Nhân rất vui với công việc của mình.

Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.

Một hôm, bác Nhân bảo:

– Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.

Tôi suýt khóc:

– Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.

– Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.

Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố”

(Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh)

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Bác Nhân làm nghề gì?

Trả lời:

Bác nhân làm nghề làm đồ chơi bằng bột màu.

Câu 2 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân làm là: Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại.

Câu 3 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê?

a. Vì bác phải về quê làm ruộng.

b. Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác.

c. Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa.

Trả lời:

Chọn đáp án b.

Câu 4 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Bạn nhỏ đã bí mật làm điều gì trước buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân?

Trả lời:

Bạn nhỏ đã đập con lợn đất, được một ít tiền rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Câu 5 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Theo em, bạn nhỏ là người như thế nào?

Trả lời:

Bạn nhỏ là người rất tốt bụng và rất yêu quý bác Nhân.

Nói và nghe: Kể chuyện Người làm đồ chơi trang 139

Câu chuyện: Người làm đồ chơi

Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Bác Nhân rất vui với công việc của mình.

Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.

Một hôm, bác Nhân bảo:

– Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.

Tôi suýt khóc:

– Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.

– Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.

Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố”

(Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh)

Câu hỏi trang 139 sgk Tiếng việt 3: Dựa vào những gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn trong câu chuyện.

Trả lời:

Đoạn 1: Bác Nhân làm nghề làm đồ chơi bằng bột màu. Bác rất yêu công viêc của mình.

Đoạn 2: Bác tâm sự: Dạo này, hàng hóa của bác chẳng mấy ai mua nữa vì xuất hiện nhiều hàng đồ chơi bằng nhựa khác. Bác định bán nốt ngày mai rồi về quê làm ruộng.

Đoạn 3: Bạn nhỏ cảm thấy rất buồn. Đêm ấy, bạn quyết định đập con lợn đất, được một ít tiền rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Đoạn 4: Chiều hôm ấy bác bán hết hàng rất nhanh, các bạn nhỏ mua rất nhiều. Bác rất vui vì có nhiều người mua hàng.

Viết trang 139

Câu 1 trang 139 sgk Tiếng việt 3: Nghe – viết: Người làm đồ chơi (từ đầu đến tinh nhanh, chăm chỉ).

Trả lời:

Người làm đồ chơi

Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn xúm lại. từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ.

* Chú ý cách viết:

– Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.

– Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: sào nứa, xúm lại, đen sạm, thô nháp, chậm chạp, tinh nhanh, chăm chỉ,…

Câu 2 trang 139 sgk Tiếng việt 3: Em muốn mượn sách ở thư viện của khu phố. Hãy viết thông tin vào phiếu mượn sách theo mẫu.

Trả lời:

PHIẾU MƯỢN SÁCH

Họ tên người mượn sách: Trần Thị Linh

Địa chỉ: Ngõ 199, Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Tên sách: Dế mèn phiêu lưu ký

Tác giả: Tô Hoài

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 139 sgk Tiếng việt 3: Làm một đồ chơi mà em thích (gấp, cắt, dán, nặn,…) và giới thiệu về đồ chơi đó với người thân.

Trả lời:

– Làm một đồ chơi mà em thích về máy bay (gấp máy bay).

– Giới thiệu về đồ chơi đó với người thân: Đây là chiếc máy bay mà em đã làm. Chiếc máy bay được làm bằng giấy trắng. Nó có thể bay rất nhanh khi dùng lực phóng. Em rất thích nó và sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

Bài giảng: Bài 31: Người làm đồ chơi – Kết nối tri thức – Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

PRINTING ENDS HERE

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1043

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống