Giải vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 21 Bài 1:

a) Viết tên các con vật dưới đây theo thứ tự cân nặng từ lớn đến bé

b) Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (theo mẫu).

Mẫu: 457 = 400 + 50 + 7

285 = ………………………………….         666 = …………………………………

309 = ………………………………….         710 = ………………………………….

Lời giải:

a) Linh dương, Cá sấu, Gấu đen, Báo hoa.

So sánh các cân nặng: 118 kg; 85 kg; 520 kg; 246 kg ta thấy: 

+ Số 85 có 2 chữ số; các số còn lại có 3 chữ số.

+ Số 118 có chữ số hàng trăm là 1, số 520 có chữ số hàng trăm là 5, số 246 có chữ số hàng trăm là 2.

Do 1 < 2 < 5 nên 118 < 246 < 520.

Vậy 520 kg > 246 kg > 118 kg > 85 kg.

Tương ứng với cân nặng của các con vật theo thứ tự từ lớn đến bé là: Linh dương, Cá sấu, Gấu đen, báo hoa.

b) Xác định các hàng trăm, chục, đơn vị và viết theo mẫu.

+ Số 285 gồm 2 trăm, 8 chục, 5 đơn vị 

Nên 285 = 200 + 80 + 5.

+ Số 666 gồm 6 trăm, 6 chục, 6 đơn vị

Nên 666 = 600 + 60 + 6.

+ Số 309 gồm 3 trăm, 9 đơn vị

Nên 309 = 300 + 9.

+ Số 710 gồm 7 trăm, 1 chục

Nên 710 = 700 + 10.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 21 Bài 2: Đặt tính rồi tính:

a) 38 + 45                              463 + 82                                638 + 254

……………                               ……………                               ……………

……………                               ……………                               ……………

……………                               ……………                               ……………

b) 175 – 92                             595 – 346                              739 – 683     

……………                               ……………                               ……………

……………                               ……………                               ……………

……………                               ……………                                 ……………

Lời giải:

Em đặt tính rồi tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện phép tính.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 22 Bài 3: Trường Tiểu học Nguyễn Huệ có 674 học sinh, trường Tiểu học Nguyễn Huệ có nhiều hơn trường Tiểu học Nguyễn Trãi 45 học sinh. Hỏi trường Tiểu học Nguyễn Huệ có bao nhiêu học sinh?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Bài giải

Trường Tiểu học Nguyễn Huệ có số học sinh là:

674 + 45 = 719 (học sinh)

Đáp số: 719 học sinh

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 22 Bài 4: Số?

   a)                                                                        b)

Lời giải:

Ta điền như sau:

   a)                                                                        b)

a) Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng với số hạng.

Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại.

+ Ở cột 1, số hạng thứ nhất là 58, số hạng thứ hai là 23. 

Vậy tổng là: 58 + 23 = 81.

+ Ở cột 2, số hạng đã biết là 38, tổng là 91.

Vậy số hạng còn lại là: 91 – 38 = 53.

+ Tương tự ở cột 3, số hạng còn lại là: 136 – 64 = 72.

b) Muốn tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Ở cột 1, hiệu là: 72 – 38 = 34.

+ Ở cột 2, số trừ là: 65 – 27 = 38.

+ Ở cột 3, số bị trừ là: 219 + 46 = 265.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 22 Bài 5: Số?

Lời giải:

Ta thấy: Tổng của hai ô liên tiếp ở hàng dưới bằng số ở giữa của hàng trên.

Ví dụ: 8 + 8 = 16; 8 + 7 = 15; 7 + 7 = 14; ….

Thực hiện tương tự với các hàng còn lại, ta điền số như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 23 Bài 1:

a) Tính nhẩm.

5 × 1 = ……                 4 × 1 = ……                    2 × 1 = ……                   3 × 1 = …..

5 : 1 = ……                  4 : 1 = ……                      2 : 1 = ……                   3 : 1 = ……

b) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Nhận xét: 

 Số nào nhân với 1 cũng bằng ……………………………………..

 Số nào chia cho 1 cũng bằng ……………………………………..

Lời giải:

a) 

5 × 1 = 5                   4 × 1 = 4                           2 × 1 = 2                           3 × 1 = 3

5 : 1 = 5                    4 : 1 = 4                          2 : 1 = 2                             3 : 1 = 3

b) Nhận xét: 

 Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.

 Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 23 Bài 2:

a) Tính (theo mẫu)

Mẫu: 1 × 3 = 1 + 1 + 1 = 3. Vậy 1 × 3 = 3

1 × 4 = ………………………………….      1 × 5 = ……………………………………

1 × 7 = …………………………………..     1 × 8 = …………………………………….

b) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng ………………………………………………

Lời giải:

a) Viết các phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau và thực hiện phép tính theo mẫu

∙ 1 × 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4

Vậy 1 × 4 = 4.

∙ 1 × 5 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 5

Vậy 1 × 5 = 5.

∙ 1 × 7 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 7

Vậy 1 × 7 = 7.

∙ 1 × 8 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 8

Vậy 1 × 8 = 8.

b) Nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 23 Bài 3: Số?

Lời giải:

Nhẩm lại các bảng nhân, chia đã học để điền số thích hợp vào ô trống.

Ta điền như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 24 Bài 4: Mẹ của Lan mua về 3 chục bông hoa. Mẹ bảo Lan mang số bông hoa cắm đều vào 3 lọ. Hỏi Lan đã cắm mỗi lọ bao nhiêu bông hoa?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Lan đã cắm mỗi lọ số bông hoa là:

30 : 3 = 10 (bông)

Đáp số: 10 bông hoa

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 24 Bài 5: Số?

Lời giải:

a) Muốn tìm thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.

Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.

Ta có: 10 : 2 = 5

           16 : 4 = 4

           14 : 7 = 2

           15 : 5 = 3
 Vậy các số cần điền vào ô trống lần lượt là 5; 4; 2; 3.

b) Tích hai số cạnh nhau ở hàng dưới bằng số ở giữa của hàng trên. 

Ta có: 5 × 1 = 5

           1 × 1 = 1

           1 × 5 = 5

Thực hiện tương tự với các hàng còn lại, ta điền vào bảng như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 24 Bài 1:

a) Tính (theo mẫu) 

Mẫu: 0 × 3 = 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 × 3 = 0

0 × 4 = ………………………………………………………………………

0 × 6 = ………………………………………………………………………

0 × 7 = ……………………………………………………………………….

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Nhận xét:

 Số 0 nhân với số nào cũng bằng ……

 Ta còn có: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

b) Số?

0 × 2 = ……                 0 × 5 = …….                 0 × 8 = ……                   0 × 9 = …..

0 : 2 = ……                   0 : 5 = ……                   0 : 8 = ……                   0 : 9 = …..

Nhận xét: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng ….

Lời giải:

a) Viết các phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau và thực hiện phép tính theo mẫu

0 × 4 = 0 + 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 × 4 = 0

0 × 6 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 × 6 = 0

0 × 7 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = 0. Vậy 0 × 7 = 0

Nhận xét:

 Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0

 Ta còn có: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0

b) 

0 × 2 = 0                        0 × 5 = 0                      0 × 8 = 0                        0 × 9 = 0

0 : 2 = 0                         0 : 5 = 0                        0 : 8 = 0                        0 : 9 = 0

Nhận xét: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 25 Bài 2: Nối hai phép tính có cùng kết quả.

Lời giải:

Tính nhẩm rồi nối hai phép tính có cùng kết quả với nhau.

Ta có: 4 × 3 = 12                                  12 : 2 = 6

           30 : 5 = 6                                   20 : 4 = 5     

           15 : 3 = 5                                   3 × 4 = 12

           0 : 2 = 0                                     6 × 0 = 0

Vậy 4 × 3 = 3 × 4 = 12

       30 : 5 = 12 : 2 = 6

       15 : 3 = 20 : 4 = 5

       0 : 2 = 6 × 0 = 0

Ta nối như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 25 Bài 3: Tổ Hai có 9 bạn, mỗi bạn góp 4 quyển vở để giúp đỡ các bạn vùng lũ lụt. Hỏi tổ Hai đã góp được bao nhiêu quyển vở?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Lời giải:

Bài giải

Tổ Hai đã góp được số quyển vở là:

9 × 4 = 36 (quyển)

Đáp số: 36 quyển vở

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 25 Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: ……………………………….. = …………..

Lời giải:

Đường gấp khúc ABCDE gồm 4 đoạn thẳng có cùng độ dài 4 cm.

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 

4 × 4 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm.

Vở bài tập Toán lớp 3 trang 25 Bài 5: Số?

Lời giải:

Tính nhẩm kết quả theo chiều mũi tên rồi viết số thích hợp vào ô trống.

Ta có: 

3 × 8 = 24

24 : 6 = 4

4 × 5 = 20

Vậy các số cần điền vào ô trống như sau:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 967

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống