Bốn mùa mở hội (Tuần 19 – 20)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Câu 1 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Viết vào phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bài đọc về lễ hội.

Trả lời:

– Tên bài đọc: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

– Tác giả: Hoàng Lê

– Tên lễ hội: lễ hội Chử Đồng Tử

– Thời gian tổ chức: ngày mùng 10 – 12 tháng 2 Âm lịch.

– Hoạt động chính:

+ Lễ rước kiệu thành hoàng các làng về đền Đa Hòa.

+ Rước nước, du thuyền trên sông đền Hóa – Dạ Trạch.

+ Tổ chức các nghi lễ truyền thống, hát ca trù, trống quân, các trò chơi dân gian.

+ Giao lưu văn nghệ.

Câu 2 (trang 10 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Nghe – viết: Lễ hội hoa nước Ý (SGK, tr.18)

Trả lời:

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.

Lễ hội hoa nước Ý

Vào dịp tháng Sáu, từ Thủ đô Rô-ma đến các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa. Người dân rải những cánh hoa đủ màu lên các bức tranh vừa vẽ trên đường tạo nên những tác
phẩm nghệ thuật đặc sắc. Rất nhiều du khách đến đây tham dự lễ hội độc đáo này.

Phạm Minh Châu

Câu 3 (trang 11 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. (sắc, xắc): Các cô gái đeo chiếc ……………………. vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ………………..

b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa …………… bốn chú mèo con rất……………

c. (say, xay): Ru bé ngủ……………, rồi bà đi ……………….bột làm bánh.

Trả lời:

a. Các cô gái đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc.

b. Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh.

c. Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh.

Câu 4 (trang 11 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Viết từ ngữ:

a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:

b. Chứa tiếng có:

Trả lời:

a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:

– Chữ ch: chăm chú, chật chội, chúm chím….

– Chữ tr: trang trọng, trang trí, trong trẻo, trăn trở,

b. Chứa tiếng có:

– Thanh hỏi: chăm chỉ, thon thả, dư dả, vui vẻ, thanh thản, căng thẳng,…

– Thanh ngã: bẽ bàng, nõn nà, hãi hùng, não nề, sững sờ, bão bùng,…

Câu 5 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Gạch dưới các câu nêu yêu cầu, đề nghị có trong đoạn văn sau:

Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc:

– Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em đi lạc đó!

– Dạ, con nhớ rồi.

Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò

* Cuối mẫu câu vừa tìm được có dấu:…………………………………………………

Trả lời:

– Câu nêu yêu cầu, đề nghị:

+ Con hãy nắm chặt tay em!

+ Đừng để em lạc đó!

– Cuối mỗi câu có dấu chấm than (!)

Câu 6 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Điền dấu câu phù hợp vào☐.

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng họa miNước mắt cô lặng lẽ lăn dàiCô thì thầm:

– Hót điHót nữa đi, họa mi nhéTừ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuânTiếng em là tiếng của mùa xuân.

Theo Trần Hoài Dương

Trả lời:

Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:

– Hót đi! Hót nữa đi, hoạ mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.

Câu 7 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Viết các câu cầu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 6.

Trả lời:

Câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2:

+ Hót đi!

+ Hót nữa đi, hoạ mi nhé!

Câu 8 (trang 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2): Viết 1 – 2 câu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.

Trả lời:

Bạn hãy tham gia tiết mục văn nghệ nhé!

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 3:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 908

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống