Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
Bài 1 (trang 12 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Bài văn là lời của ai, nói về điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Là lời của một bạn nhỏ, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học.
b. Là lời của một người mẹ, nói về buổi đầu đưa con đi học.
c. Là lời của tác giả bài văn, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học
Trả lời:
Đáp án đúng là: a.
Là lời của một bạn nhỏ, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học.
Bài 2 (trang 12 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiền? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Quang cảnh cuối thu.
b. Những cánh hoa tươi
c. Những cảm giác trong sáng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: c.
Những cảm giác trong sáng.
Bài 3 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Gạch dưới chi tiết diễn tả tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường trong đoạn văn sau:
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Trả lời:
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Bài 4 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Gạch dưới những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới tựu trường.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước đo được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Trả lời:
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Bài 1 (trang 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì. Nối đúng:
Ý |
Đoạn |
a. Cảnh vật quen thuộc có sự thay đổi lớn. |
3 |
b. Mùa thu gợi nhớ buổi tựu trường đầu tiên. |
2 |
c. Các học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè. |
1 |
Trả lời:
a-2
b-1
c-3
Bài 2 (trang 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:
a. Mỗi đoạn văn nêu một ý.
b. Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.
c. Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: a và c
Mỗi đoạn văn nêu một ý.
Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.
Bài 1 (trang 13 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Viết tiếp ý còn thiếu để hoàn thành tóm tắt câu chuyện:
Trả lời:
– Một cô bé sang nhà dì. Vì dỗi mẹ, nên mặt buồn thiu
= > Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm.
= > Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện, cô bé cảm ơn dì vì bữa ăn ngon. Dì nhắc nhở cô bé về việc giận dỗi mẹ và lời cảm ơn về những bữa cơm ngon mẹ nấu.
=> Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ, mẹ ngạc nhiên hôn lên má và khen cô bé đã lớn thật rồi.
Bài 2 (trang 14 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Gạch dưới những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé:
Di dịu dàng bảo:
– Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn đi! Nhưng ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
Cô bé lặng im.
– Di đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi!
Mẹ cháu đang mong đấy.
Trả lời:
Di dịu dàng bảo:
– Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn đi! Nhưng ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
Cô bé lặng im.
– Di đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi!
Mẹ cháu đang mong đấy.
Bài 3 (trang 14 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Vì sao mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!”? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Vì thấy con đã hiểu thế nào là đúng, là sai.
b. Vì thấy con đã cao lớn hơn năm ngoái nhiều.
c. Vị thấy con đã cao lớn hơn khi quay về nhà.
Trả lời:
Đáp án đúng là: a.
Vì thấy con đã hiểu thế nào là đúng, là sai.
Bài 4 (trang 14 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
Trả lời:
Tên khác cho câu chuyện: Lời xin lỗi của con.
Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
Bài 1 (trang 14 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng làm gì?
a) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
b) Bảo hiệu phản giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c) Bảo hiệu phân liệt kê các sự vật, hoạt động, đặc điểm liên quan.
Trả lời:
Đáp án đúng là: a.
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
Bài 2 (trang 14 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào?
a) Các nhân vật cũng nói một lúc.
b) Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nó.
c) Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào.
Trả lời:
Đáp án đúng là: b.
Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nó.
Trả lời:
Sau khi ăn bữa cơm cuối tuần, em cùng mẹ đi dạo biển đêm tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên khi màn đêm đến.
Mẹ và em vừa đi vừa trò chuyện, tỉ tê những câu chuyện nhỏ. Mẹ hỏi:
– Dạo này học tập thế nào hả con? Có gì khó khăn không vậy? Em vừa mỉm cười vừa trả lời mẹ:
– Dạ không ạ, kết quả học tập của con vẫn ổn. Tuần vừa rồi còn được hai điểm 10 môn Toán và một điểm 9 môn Tiếng Việt đấy mẹ ạ.
– Ừ, vậy à con, thế thì tốt rồi. Nhưng con không được chủ quan đâu đấy, phải cố gắng rèn luyện mỗi ngày nhé. Có bài nào khó hay thắc mắc điều gì còn cứ hỏi để ba mẹ hỗ trợ con nhé.
– Dạ vâng ạ, con biết rồi mẹ ạ. Con sẽ chăm chỉ hơn để có thành tích tốt ạ.
Mẹ xoa đầu tôi, mỉm cười đầy hài lòng:
– Con của mẹ ngoan lắm. Bây giờ muộn rồi, mình về thôi con.
Bài 1 (trang 15 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào? Nối đúng:
Trả lời:
Bài 2 (trang 16 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Gạch dưới những hình ảnh đẹp ở các khổ thơ 2 và 4:
a) Tả bạn nhỏ làm việc:
Lấy bọt xà phòng
Làm đôi găng trắng
Nghìn đốm cầu vồng
Tay em lấp lánh.
b) Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc:
Sạch sẽ như mới
Áo quản lên dây
Em yêu ngắm mãi
Trắng hồng đôi tay…
Trả lời:
a.
Lấy bọt xà phòng
Làm đôi găng trắng
Nghìn đốm cầu vồng
Tay em lấp lánh.
b.
Sạch sẽ như mới
Áo quản lên dây
Em yêu ngắm mãi
Trắng hồng đôi tay…
Bài 3 (trang 16 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? Gạch dưới các từ ngữ phù hợp:
Nắng theo gió bay
Trên tre, trên chuối
Nắng vẫn đầy trời
Vàng sân, vàng lối.
Trả lời:
Khổ thơ 3 tả nắng đẹp bay cùng gió, hòa cùng các cảnh vật tre, chuối.
Nắng theo gió bay
Trên tre, trên chuối
Nắng vẫn đầy trời
Vàng sân, vàng lối.
Bài 4 (trang 16 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày/ Giờ lo xuống núi” như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Nắng bừng lên.
b) Nắng đầy trời.
c) Nắng đang tắt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: c.
Nắng đang tắt.
Bài 1 (trang 16 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây:
a. Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo……………………………………………
b. Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng.……………………………………………
c. từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn…………………………………………….
Trả lời:
a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo, lau bàn, tưới cây, gấp quần áo.
b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng, khăn lau bàn, bình tưới cây, giỏ đựng quần áo.
c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo, chăm chỉ.
Bài 2 (trang 17 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà:
Trả lời:
Em giúp đỡ mẹ lau nhà rất nhanh nhẹn.
Bài tập (trang 17 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Nối từ ngữ với nghĩa tương ứng
Trả lời:
Đọc hiểu
Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:
Bài 1 (trang 17 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Những chi tiết nào cho thấy Cô – li – a lúng túng khi làm bài?
Cô-li-a loay hoay mất một lúc; Cô-li-a thấy bí; Cô-li-a cố nghĩ: Chẳng lẽ nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? |
|
Cô-li-a nhìn sang Liu-xi-a ngạc nhiên thấy bạn đang viết lia lịa. |
|
Cô-li-a muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả. |
Trả lời:
√ |
Cô-li-a loay hoay mất một lúc; Cô-li-a thấy bí; Cô-li-a cố nghĩ: Chẳng lẽ nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? |
Cô-li-a nhìn sang Liu-xi-a ngạc nhiên thấy bạn đang viết lia lịa. |
|
Cô-li-a muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả. |
Bài 2 (trang 17 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được?
Quét nhà, rửa bát đĩa. |
|
Giặt khăn mùi soa, giặt bít tất. |
|
Giặt quần áo lót, áo sơ mi và quần, |
Trả lời:
Quét nhà, rửa bát đĩa. |
|
Giặt khăn mùi soa, giặt bít tất. |
|
√ |
Giặt quần áo lót, áo sơ mi và quần, |
Bài 3 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt áo:
a. Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?
Vì chưa bao giờ bạn ấy phải giặt quần áo của mình. |
|
Vì bạn ấy luôn tự giặt quần áo, mẹ không phải nhắc. |
b. Về sau bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ?
Vì bạn ấy vẫn thường xuyên giặt quần áo của mình. |
|
Vì đó là việc bạn ấy đã nói trong bài làm văn; nói thì phải làm. |
Trả lời
a. Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên:
√ |
Vì chưa bao giờ bạn ấy phải giặt quần áo của mình. |
Vì bạn ấy luôn tự giặt quần áo, mẹ không phải nhắc. |
b. Về sau bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ:
Vì bạn ấy vẫn thường xuyên giặt quần áo của mình. |
|
√ |
Vì đó là việc bạn ấy đã nói trong bài làm văn; nói thì phải làm. |
Bài 4 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
Trả lời:
Tên khác: Bài học ý nghĩa.
Bài 1 (trang 18 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì?
Trả lời:
Bài 2 (trang 19 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.
Mẫu: Em nói với bạn: “Bài toán này không khó đâu!”
Trả lời:
Em nói với bạn: “Ngày mai cuối tuần, chúng mình cùng đi thư viện đọc sách nhé!”
Bài 1 (trang 19 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Đọc Nhật kí của Bống, sgk trang 30 và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, bạn Bống viết nhật kí để làm gì? Đánh dấu √ vào trước ý đúng:
Để ghi nhớ những việc cần làm, thay cho thời gian biểu. |
|
Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy. |
|
Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn. |
b) Đọc lại nhật kí một ngày của bạn Bống (thứ Hai hoặc thứ Năm) và cho biết:
– Thứ ….:
Ngày hôm đó có việc gì?…………………………………………………………………………………
Bống làm gì? ………………………………………………………………………………………………..
Cảm nghĩ của bạn ấy thế nào?…………………………………………………………………………
Trả lời:
a.
Để ghi nhớ những việc cần làm, thay cho thời gian biểu. |
|
√ |
Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy. |
Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn. |
b.
– Thứ 2:
Ngày hôm đó bố báo tin vui.
Bống làm đi tắm biển cùng cả nhà vào cuối tuần
Bông rất vui.
– Thứ 5:
Ngày hôm đó mẹ bảo Bống giúp mẹ chuẩn bị đồ bơi, Bống không thấy kinh bơi của em Tuấn.
– Bống tìm thấy kính bơi trong ngăn tủ.
– Bống thấy may mắn
Trả lời:
Hôm nay là ngày thật đẹp trời, tôi thức dậy trong 1 trạng thái thật thoải mái. Tôi dậy, làm việc cá nhân và xuống nhà ăn sáng. Mọi thứ vẫn như hoạt động thường ngày của tôi, không có gì khác cả. Nhưng tưởng rằng mọi thứ sẽ êm đềm trôi qua nhưng thật tệ khi phải gặp chuyện đen đủi này. Tôi lên con ngựa sắt đi ngắm cảnh thì bỗng thủng lớp, tôi lại quên mang tiều nữa chứ, lúc dắt xe về nhà thì bị 1 cục đá bắn vào chân. Thật là thảm hại. Cuối cùng tôi cũng về được nhà. Và mọi thứ cứ thế mà trôi qua như thường ngày.
Bài tập (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Sau bài 2, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
Trả lời:
– Em đánh dấu những gì em đã biết và đã làm được.