Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây

Bài 1 (trang 71 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Tiếng đàn của Thuỷ được miêu tả như thế nào? Viết từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh ………. giữa yên lặng của gian phòng.

Trả lời:

Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.

Bài 2 (trang 71 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và niềm say mê của Thuỷ khi chơi đàn? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Thuỷ nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi.

b) Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai.

c) Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò mã ửng hồng, đôi mắt sớm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

Trả lời:

Đáp án: c) Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò mã ửng hồng, đôi mắt sớm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

Bài 3 (trang 72 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn. Nối đúng:

Trả lời:

Bài 1 (trang 72 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1):Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.

b) Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

c) Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.

Trả lời:

Đáp án: a) Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng.

Bài 2 (trang 72 -73 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1):Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau? Viết từ ngữ phù hợp vào các ô trong bảng sau:

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ.

Âm thanh 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Âm thanh 2

a) Tiếng suối

b) Tiếng dế

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn

Trả lời:

Âm thanh 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Âm thanh 2

a) Tiếng suối

trong

như

Tiếng hát xa

b) Tiếng dế

Nỉ non

như

Một khúc nhạc đồng quê.

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn

ầm ầm

như

Tiếng trống gõ

Bài 3 (trang 73 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Chọn từ ngữ phù hợp rồi viết vào chỗ trống để hoàn thành các câu thơ, câu văn sau:

Dòng suối

Tiếng mẹ

Trăm vạn tiếng quân reo

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như ……

b) Tiếng ve như ……

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như ……………………. giữa núi rừng trùng điệp.

Trả lời:

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ.

b) Tiếng ve như trăm vạn tiếng quân reo

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng dòng suối giữa núi rừng trùng điệp.

Bài 1 (trang 74 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vì cô bé không được nhận vào đội đồng ca thành phố.

b) Vì cô bé không kịp đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố.

c) Vì cô bé thích hát nhưng hát không hay.

Trả lời:

Đáp án: a) Vì cô bé không được nhận vào đội đồng ca thành phố.

Bài 2 (trang 74 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Ai đã khen cô bé? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Đội đồng ca thành phố.

b) Một ông cụ tóc bạc.

c) Bác bảo vệ ở công viên.

Trả lời:

Đáp án: b) Một ông cụ tóc bạc.

Bài 3 (trang 74 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Vì sao cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ? Gạch dưới từ ngữ phù hợp trong các câu dưới đây:

Cô gái sững người. Thì ra, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa.

Trả lời:

Cô gái sững người. Thì ra, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa.

Bài 4 (trang 74 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé? Đánh dấu √ vào trước những ý em thích:

Giúp cô bé hết buồn.

Giúp cô bé tự tin vào giọng hát của mình.

Giúp cô bé quyết tâm trở thành ca sĩ.

Giúp cô bé thích đi chơi ở công viên.

Trả lời:

Giúp cô bé hết buồn.

Giúp cô bé tự tin vào giọng hát của mình.

Giúp cô bé quyết tâm trở thành ca sĩ.

Giúp cô bé thích đi chơi ở công viên.

Bài 1 (trang 74 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Đánh dấu √ vào ô trước những câu thể hiện cảm xúc của nhân vật (câu cảm):

Tại sao mình không được nhận?

Cháu hát hay quá!

Cháu hát hay lắm!

Cụ bị điếc hơn 20 năm nay rồi.

Trả lời:

Tại sao mình không được nhận?

Cháu hát hay quá!

Cháu hát hay lắm!

Cụ bị điếc hơn 20 năm nay rồi.

Bài 2 (trang 75 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Viết một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em về câu chuyện Ông lão nhân hậu hoặc các nhân vật trong câu chuyện.

Trả lời:

Ông lão trong câu chuyện Ông lão nhân hậu mới tốt bụng làm sao!

Bài 1 (trang 75 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông báo dưới đây:

Trả lời:

Gợi ý:

– Em được xem gì (múa rối, xiếc, ca nhạc, kịch, phim,…)?

– Em xem ở đâu (ở rạp, ở sân trường, ở trên ti vi,…)?

– Điều gì trong buổi biểu diễn (hoặc bộ phim) đó khiến em thích hoặc nhớ nhất?

Trả lời:

Em đã từng xem múa rối ở nhà hát Lớn Hà Nội. Trong buổi diễn đã diễn ra các tiết mục múa rối rất đặc sắc. Em nhớ nhất là phần biểu diễn công phu của các tiết mục. Các nghệ nhân đã rất đầu tư cho tiết mục của mình. Không khí buổi diễn cũng rất sôi động. Mọi người ai cũng chăm chú quan sát và tấm tắc khen hay. Em nhất định sẽ quay trở lại xem lần lần nữa.

Bài 1 (trang 76 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì? Viết tên môn học vào chỗ trống:

Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn……………..

Trả lời:

Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn Mỹ thuật.

Bài 2 (trang 77 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Nối từ ngữ ở bên A với từ ngữ phù hợp ở bên B để miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu.

Trả lời:

Bài 3 (trang 77 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay. Viết tiếp: thoắt cái đã xong,…………….

Trả lời:

thoắt cái đã xong, mềm mại tay cô, cô cắt rất nhanh.

Bài 4 (trang 77 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Hãy viết cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo.

Trả lời:

Đôi bàn tay cô giáo rất khéo léo đã làm ra rất nhiều điều mới lạ.

Bài 1 (trang 77 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Câu “Chiếc thuyền xinh quá!” thuộc kiểu câu nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Câu khiến.

b) Câu cảm.

c) Câu hỏi.

Trả lời:

Đáp án: b) Câu cảm.

Bài 2 (trang 77 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Em hãy viết một câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo trong bài thơ trên.

Trả lời:

Ôi, nhìn kìa, bức tranh mới đẹp làm sao!

Bài 1 (trang 78 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào? Đánh dấu √ vào ô phù hợp:

ĐÚNG

SAI

a) Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề.

b) Chú hề chạy theo quả bóng, xiêu vẹo cả người.

c) Có lúc chú hề phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi.

d) Có lúc chú hề bị quả bóng kéo như bay lên khoảng không.

Trả lời:

ĐÚNG

SAI

a) Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề.

b) Chú hề chạy theo quả bóng, xiêu vẹo cả người.

c) Có lúc chú hề phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi.

d) Có lúc chú hề bị quả bóng kéo như bay lên khoảng không.

Bài 2 (trang 78 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Vì sao Trang cảm thấy thương chú hề? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vì chú hề phải cầm quả bóng đi quanh sân khấu.

b) Vì em thấy chú hề như muốn khóc khi quả bóng tặng cô gái bị vỡ.

c) Vì chú hề tặng quả bóng cho một cô gái nhưng cô ấy không nhận.

Trả lời:

Đáp án: b) Vì em thấy chú hề như muốn khóc khi quả bóng tặng cô gái bị vỡ.

Bài 3 (trang 78 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Là một khán giả giống như Trang.

b) Là một diễn viên xiếc đồng làm khán giả.

c) Là một người thân hoặc bạn của chú hề.

Trả lời:

Đáp án: a) Là một khán giả giống như Trang.

Bài 4 (trang 78 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Trang đã làm gì để an ủi chú hề? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Chạy ngay đến chào chú hề khi vừa thấy chủ ở công viên.

b) Chạy ngay đi mua một quả bóng rồi nhờ chú hề tặng cô gái.

c) Nhờ mẹ mua một quả bóng rồi tìm chú hề, tặng bóng cho chú.

Trả lời:

Đáp án: c) Nhờ mẹ mua một quả bóng rồi tìm chú hề, tặng bóng cho chú.

Bài 1 (trang 79 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.

b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.

c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú.

Trả lời:

a) Vì sao cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài?

b) Vì sao Trang tặng chú một quả bóng?

c) Vì sao Trang nhận ra ngay chú hề?

Bài 2 (trang 79 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Đặt một câu cảm để:

a) Khen một tiết mục hoặc một diễn viên.

b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viên em yêu thích.

Trả lời:

a) Ôi, tiết mục mới xuất sắc làm sao!

b) Chú diễn viên ở ngoài đời thân thiện quá!

Câu hỏi (trang 79 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Chọn 1 trong 2 đề sau:

Trả lời:

Đề a

Vào ngày 20/11 vừa qua lớp em đã tham gia biểu diễn văn nghệ trong hội diễn với tiết mục hát múa Mái trường mến yêu. Nhóm hát múa gồm em và các bạn nữ trong lớp. Đảm nhận phần hát là bạn Hoa. Còn em đảm nhận vai múa chính trong tiết mục. Mở đầu tiết mục là phần múa dạo đầu của em. Sau đó, các bạn lần lượt đi từ sau cánh gà múa phụ họa. Tiết mục là sự đầu tư công phu của em cũng như cả lớp sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy đã nhận được lời khen từ thầy cô và các bạn. Em rất vui và hứa rằng năm tới nhất định sẽ có những tiết mục đặc sắc hơn nữa.

Đề b:

Phòng khách nhà em có treo một chú chim công rất đẹp. Chú có dáng ngoài như một con thiên nga, nhưng cái đuôi dài và lớn hơn rất nhiều. Toàn thân chú là một màu xanh lục, phần ngực phía trước đậm và sáng hơn so với trên lưng. Nổi bật là cái mỏ và viền ngoài mắt màu trắng giống như là đã được trang điểm kĩ. Rất nhiều chiếc lông vũ có họa tiết như đôi mắt xếp dọc chồng chéo lên nhau, đủ các tông của màu xanh lục hào vào nhau. Tạo nên vẻ đẹp không gì sánh nổi. Nhìn ngắm chú, em cảm giác như đang được xem một vũ công của rừng xanh trình diễn. Vì vậy mà em rất thích bức tranh này.

Tự đánh giá (trang 80 VBT Tiếng Việt 3 Cánh diều – Tập 1): Sau bài 9, em đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh dấu √ vào ô thích hợp:

Trả lời:

– Em tự đánh giá những điều đã biết và đã làm được.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 970

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống