Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
Bài 1 (trang 33 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Rất nhiều cột gỗ, ván gỗ.
b) Rất nhiều hạt cây nhỏ tí.
c) Rất nhiều bàn gỗ, ghế gỗ.
Trả lời:
Đáp án: a) Rất nhiều cột gỗ, ván gỗ.
Bài 2 (trang 33 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Qua chi tiết cột gỗ, ván gỗ nhanh chóng trôi tuột đi, câu chuyện muốn nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt.
b) Cột gỗ, ván gỗ ông lão thấy chỉ là giấc mơ.
c) Chỉ chặt cây có sẵn chỉ bao nhiêu gỗ cũng hết.
Trả lời:
Đáp án: c) Chỉ chặt cây có sẵn chỉ bao nhiêu gỗ cũng hết.
Bài 3 (trang 33 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Vì sao nàng tiên trong giấc mơ nói rằng thứ đựng trong chiếc hộp thứ hai quý hơn nhiều?
a) Vì hộp đó đựng nhiều bàn ghế gỗ dùng được luôn, không phải đóng.
b) Vì hộp đó đựng hạt cây, biết trồng cây gây rừng sẽ có gỗ dùng lâu dài.
c) Vì hộp đó đựng rất nhiều lúa gạo, giúp dân làng có cuộc sống no đủ.
Trả lời:
Đáp án: b) Vì hộp đó đựng hạt cây, biết trồng cây gây rừng sẽ có gỗ dùng lâu dài.
Bài 4 (trang 34 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Câu chuyện khuyên ta điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Đừng chỉ chặt cây lấy gỗ mà còn phải trồng thật nhiều cây.
b) Muốn có gỗ để dùng lâu dài thì phải trồng cây gây rừng.
c) Giống như lúa ngô, cây rừng cũng phải gieo trồng mới có.
Trả lời:
Đáp án: b) Muốn có gỗ để dùng lâu dài thì phải trồng cây gây rừng.
Bài 1 (trang 34 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi:
a) Ông lão đi tìm gỗ để làm gì?
b) Để có gỗ dùng lâu dài, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
a) Ông lão đi tìm gỗ để làm nhà.
b) Để có gỗ để dùng lâu dài, chúng ta cần trồng cây gây rừng.
Bài 2 (trang 34 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Hãy nói lời ông lão khuyên các con (hoặc dân làng) trồng cây.
Trả lời:
Lời ông lão khuyên dân làng trồng cây: “Hỡi những người dân trong làng, lúa ngô phải gieo trông mới có thì gỗ rừng cũng vậy. Chúng ta muốn có gỗ để làm nhà,… thì chúng ta cần phải tìm hạt cây để gieo trồng. Gỗ có sẵn thì chặt nhiều sẽ hết, nhưng khi đã biết trồng cây, chúng ta sẽ có gỗ để sử dụng lâu dài!”.
Bài 1 (trang 34 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Những hình ảnh nào trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
ĐÚNG |
SAI |
|
1) Buổi sáng em ngồi học. |
||
2) Mây rủ nhau vào nhà. |
||
3) Ông Mặt Trời leo dốc đằng xa. |
||
4) Tiếng chim kêu kéo nắng lên. |
||
5) Khoảng trời bao la hiện dần ngoài ô cửa. |
Trả lời:
ĐÚNG |
SAI |
|
1) Buổi sáng em ngồi học. |
√ |
|
2) Mây rủ nhau vào nhà. |
√ |
|
3) Ông Mặt Trời leo dốc đằng xa. |
√ |
|
4) Tiếng chim kêu kéo nắng lên. |
√ |
|
5) Khoảng trời bao la hiện dần ngoài ô cửa. |
√ |
Bài 2 (trang 35 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông? Nối đúng:
Trả lời:
Bài 3 (trang 35 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Trả lời:
Đáp án: c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Bài 4 (trang 35 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
b) Bạn nhỏ rất gắn bó với quê hương mình.
c) Bạn nhỏ rất tự hào về quê hương mình.
d) Ý kiến khác của em (nếu có)
Trả lời:
Đáp án: a) Bạn nhỏ rất yêu quê hương mình.
Bài 1 (trang 35 – 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy viết câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:
a) Một câu kể:
b) Một câu cảm:
Trả lời:
a) Một câu kể: Buổi sáng, ông mặt trời thức dậy sau dãy núi.
b) Một câu cảm: Ôi, cảnh buổi sáng ở bản Mông mới đẹp làm sao!
Bài 2 (trang 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ trong sách giáo khoa, trang 45.
Trả lời:
Dân tộc Ba-na, dân tộc Chăm, dân tộc Dao, dân tộc Khmer, dân tộc Kinh, dân tộc Mông (Hmông).
Câu hỏi (trang 36 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Chọn 1 trong 2 đề sau:
Gợi ý:
a) Em chọn nhân vật (những nhân vật) nào?
b) Nhân vật (các nhân vật) đó đang làm gì?
c) Nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của nhân vật (các nhân vật) đó thế nào?
Gợi ý:
a) Tên truyện (phim) đó là gì?
b) Em thích nhân vật nào trong truyện (phim) đó?
c) Nhân vật ấy có đặc điểm hoặc hoạt động gì khiến em yêu thích?
Trả lời:
Đề 1:
Ngày xửa ngày xưa, ở ngôi làng nọ, có một ông lão đã ngoài 80, hàng ngày cố gắng đi tìm gỗ để làm nhà. Ông cụ có dáng người không cao lắm, thường mặc bộ quần áo màu xanh và đội một chiếc mũ nồi. Trên mặt ông hiện rõ những nếp nhăn và sự trăn trở. Vì tuổi cao nên những hành động, cử chỉ của ông có phần chậm chạp, nhưng ông cụ vẫn rất minh mẫn. Khi nói chuyện với dân làng, ông thể hiện sự dõng dạc, dứt khoát, bình tĩnh phân tích để dân làng hiểu và làm theo. Chính vì vậy, ông đã thuyết phục được người dân đi tìm hạt giống về trồng cây gây rừng.
Đề 2:
Em rất thích nhân vật Đô-rê-mon. Đô-rê-mon là chú mèo máy đến từ tương lai trong bộ phim hoạt hình Đô-rê-mon. Chú có hình dáng béo tròn, thân hình ú nu, chiếc mũi đỏ và cái miệng rộng hoác. Chú có một bảo bối là chiếc túi thần kì ở trước bụng có thể lấy ra bất kì bảo bối nào. Đô-rê-mon là bạn của Nô-bi-ta. Chú luôn ở bên cạnh bảo vệ, bênh vực Nô-bi-ta trong tất cả mọi hoàn cảnh. Bảo vệ khi cậu bị bắt nạt; động viên, khích lệ, an ủi khi cậu gặp khó khăn; cùng cậu đi qua những ngày khó khăn nhất. Qua nhân vật Đô-rê-mon em rút ra cho mình được bài học về sự đoàn kết, nhân hậu, yêu thương bạn bè, giúp đỡ nhau dù hoạn nạn.
Bài 1 (trang 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Trước dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
b) Đúng dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
c) Sau dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
Trả lời:
Đáp án: b) Đúng dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
Bài 2 (trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt? Nối đúng:
Trả lời:
Bài 3 (trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Ghe được làm bằng gỗ cây sao chà nhẵn, rất khó chèo nên phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
b) Ghe dài, mũi và đuôi cong vút, rất khó chèo nên phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
c) Ghe dài, nhiều người cùng chèo, mỗi năm ghe chỉ được hạ thuỷ một lần nên phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Trả lời:
Đáp án: c) Ghe dài, nhiều người cùng chèo, mỗi năm ghe chỉ được hạ thuỷ một lần nên phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Bài 4 (trang 38 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Ý nào dưới đây cho thấy cuộc đua ghe ngo diễn ra rất sôi động? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
ĐÚNG |
SAI |
|
a) Trước ngày hội, các tay đua còn phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen |
||
b) Mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. |
||
c) Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh. |
||
d) Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước. |
Trả lời:
ĐÚNG |
SAI |
|
a) Trước ngày hội, các tay đua còn phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen. |
√ |
|
b) Mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. |
√ |
|
c) Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh. |
√ |
|
d) Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước. |
√ |
Bài 1 (trang 39 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Viết tiếp câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt Trăng.
– Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng……………
b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông.
– Ghe ngo được chà nhẵn bóng…………………
Trả lời:
a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để làm gì?
b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để làm gì?
Bài 2 (trang 39 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Sử dụng câu hỏi Để làm gì?, viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
– …………………………………….. để làm gì?
– Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để…………………
b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
– …………………………………….để làm gì?
– Một người đứng giữa ghe để………………………………..
c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
– ……………………………………để làm gì?
– Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để…………………
Trả lời:
a)
– Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để làm gì?
– Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
b)
– Một người đứng giữa ghe để làm gì?
– Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
c)
– Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để làm gì?
– Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để cho quen.
Bài 1 (trang 39 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Bài thơ là lời của ai nói với ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.
c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.
Trả lời:
Đáp án: a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
Bài 2 (trang 40 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Gạch 1 gạch dưới những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong đoạn thơ bên.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Trả lời:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Bài 3 (trang 40 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Gạch 2 gạch dưới những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động trong đoạn thơ bên.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Trả lời:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Bài 4 (trang 40 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
ĐÚNG |
SAI |
|
a) Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. |
||
b) Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. |
||
c) Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. |
Trả lời:
ĐÚNG |
SAI |
|
a) Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. |
√ |
|
b) Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. |
√ |
|
c) Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. |
√ |
Bài 1 (trang 40 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Điền dấu câu phù hợp vào ô trong mỗi câu sau:
a) Mười dòng thơ đầu là một bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc …….. cảnh Việt Bắc nên thơ, người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa.
* Dấu câu mới được điền có tác dụng gì? Đánh dấu v vào ô trước ý đúng:
b) Ở những dòng thơ cuối, cảnh với người như hoà làm một……… núi rừng cùng con người sát cánh bên nhau, bảo vệ Tổ quốc.
* Dấu câu mới được điền có tác dụng gì? Đánh dấu v vào trước ý đúng:
Trả lời:
a) Mười dòng thơ đầu là một bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc: cảnh Việt Bắc nên thơ, người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa.
* Dấu câu mới được điền có tác dụng:
b) Ở những dòng thơ cuối, cảnh với người như hoà làm một: núi rừng cùng con người sát cánh bên nhau, bảo vệ Tổ quốc.
* Dấu câu mới được điền có tác dụng:
Bài 2 (trang 41 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc hoạ nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý ………..
Trả lời:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc hoạ nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, yêu nước, tình nghĩa.
Câu hỏi (trang 41 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Chọn 1 trong 2 đề sau:
Gợi ý:
– Đó là ngày tết (lễ hội) nào?
– Ngày tết (lễ hội) diễn ra vào thời gian nào trong năm?
– Mọi người thường làm gì trong những ngày đó?
– Vào những ngày đó, em có cảm xúc như thế nào?
Gợi ý:
– Đó là trang phục của dân tộc nào?
– Trang phục đó gồm có những gì (áo, quần, váy, khăn,…)?
– Trang phục đó có gì đặc biệt (chất liệu vải, hình dáng, màu sắc,…) khiến em yêu thích?
Trả lời:
Đề 1:
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Lễ hội được tổ chức trên dòng sông uốn lượn. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Đề 2:
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục truyền thống riêng. Trong đó, em đã có lần được nhìn thấy tận mắt bộ trang phục của người phụ nữ H’Mông trong một chuyến du lịch vùng cao. Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len đội đầu được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính vì vậy, để hoàn thành một bộ trang phục mất khá nhiều thời gian. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Nhìn những bộ trang phục được dệt bằng thổ cẩm nhiều màu sắc như vậy, em thấy rất đẹp và bắt mắt. Nếu có cơ hội, em rất muốn được mặc thử những bộ trang phục này.
Bài tập (trang 42 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Sau bài 14, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
Trả lời:
– Em đánh dấu những gì em đã biết và đã làm được.