Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
Bài 15 trang 82 Câu hỏi: Cùng đoán xem, thức ăn chúng ta ăn hằng ngày qua miệng sẽ đi đâu trong cơ thể
Trả lời:
Thức ăn chúng ta ăn hằng ngày qua miệng sẽ đi xuống dạ dày, xuống ruột non và ruột già trong cơ thể.
1. Các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá
Bài 15 trang 82 Câu hỏi: Hãy kể tên những người họ hàng mà mà bạn biết. Trong đó, ai thuộc họ hàng bên bố, ai thuộc họ hàng bên mẹ?
Trả lời:
Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trong sơ đồ.
Bài 15 trang 84 Câu hỏi: Ghép thẻ chữ vào hình.
Trả lời:
1. Ghép thẻ chữ vào sơ đồ cơ quan tiêu hóa:
2. Học sinh chỉ và nói đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa:
Thức ăn đi từ miệng qua thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và xuống hậu môn.
2. Chức năng của cơ quan tiêu hoá.
Bài 15 trang 85 Câu hỏi: Khám phá quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.
Trả lời:
a. Trước khi nhai, bánh mì và cơm có vị không rõ ràng và miếng to, hạt lớn và có phần cứng. Sau khi nhai, bánh mì và cơm được nghiền nhỏ, trở thành một hỗn hợp và cảm nhận rõ được vị.
b.
– Răng có vai trò nghiền nhỏ thức ăn.
– Lưỡi có vai trò trộn thức ăn khi nhai
– Nước bọt có vai trò làm mềm thức ăn khô, giúp chúng ta nhai và nuốt dễ dàng hơn; thủy phân tinh bột trong thức ăn kích thích vị giác, tạo ra cảm giác ngon miệng.
Bài 15 trang 85 Câu hỏi: Chỉ và nói quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già trong các hình dưới đây.
Trả lời:
Học sinh chỉ và nói quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già trong các hình
.
Bài 15 trang 86 Câu 1: Kể về việc ăn uống hằng ngày của em.
Trả lời:
Em thường ăn 3 bữa 1 ngày, uống gần 2 lít nước.
Bài 15 trang 86 Câu 2: Em có nhận xét gì về lượng thức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể và lượng chất cặn bã thải ra?
Trả lời:
Lượng thức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể rất nhiều nhưng lượng chất cặn bã thải ra thì ít.
Bài 15 trang 86 Câu 3: Cơ quan tiêu hoá có chức năng gì?
Trả lời:
Cơ quan tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài.
3. Bảo vệ cơ quan tiêu hoá
Bài 15 trang 86 Câu hỏi: Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hoá trong các hình dưới đây.
Trả lời:
– Hình 1:
+ Nên ăn cơm đúng giờ.
+ Nghỉ ngơi sau khi chơi thể thao rồi mới ăn cơm.
+ Không nên ăn cơm không đúng giờ.
– Hình 2:
+ Nên ăn chậm, nhai kĩ.
+ Không nên ăn vội vàng, nhai không kĩ.
– Hình 3:
+ Nên ăn đủ no.
+ Không nên ăn no quá, ăn cố.
Bài 15 trang 86 Câu hỏi: Em còn biết việc làm nào có lợi hoặc có hại cho cơ quan tiêu hoá?
Trả lời:
– Những việc làm có lợi cho cơ quan tiêu hóa là:
+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ.
+ Uống đủ nước.
+ Tập thể dục thường xuyên.
+ Không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ.
– Những việc làm có hại cho cơ quan tiêu hóa là:
+ Chạy nhảy, nô đùa sau khi vừa ăn xong.
+ Ăn đêm.
+ Uống nhiều đồ uống có gas.
Bài 15 trang 87 Câu hỏi: “Hỏi – đáp”
Trả lời:
Bài 15 trang 87 Câu hỏi: Em cần thay đổi thói quen nào trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hoá? Vì sao?
Trả lời:
Em cần thay đổi thói quen vừa ăn vừa đùa nghịch để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
Bài 15 trang 87 Câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn thế nào, nếu các bạn cười đùa trong khi ăn?
Trả lời:
Em sẽ khuyên các bạn không nên làm thế vì cười đùa trong khi ăn có thể dẫn đến dễ sặc thức ăn, thức ăn rơi vào khí quản rất nguy hiểm.