Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Trả lời:

Cốt truyện truyền thuyết

Cốt truyện cổ tích

Điểm giống nhau

– Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

Điểm khác nhau

– Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

– Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

– Thường mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu.

– Truyện được kể theo trình tự thời gian.

a. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

b. Thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,…

c. Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

d. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Trả lời:

Đáp án b

A (Các khái niệm)

B  (Nội dung khái niệm)

1. Đề tài

a. là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,…

2. Chủ đề

b. là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện.

3. Người kể chuyện

c. là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

4. Lời của người kể chuyện

d. là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

5. Lời của nhân vật

đ. là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc.

Trả lời:

1 – d ; 2 – c ; 3 – đ ; 4 – a ; 5 – b

Trả lời:

Ngày xửa ngày xưa có đôi vợ chồng đã già nhưng không có con, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà thì bà có mang. Ít lâu sau bà sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên con là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông thay cho mẹ. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo tốt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng đúng như lời hứa. Ngày cưới, Sọ Dừa biến thành một chàng trai trẻ đẹp xứng đôi với cô út, khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ khi ở nhà. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Trả lời:

Các thử thách mà em bé đã vượt qua:

– Quan hỏi cha cậu bé mỗi ngày trâu cày được mấy đường, cậu bé hỏi lại quan mỗi ngày ngựa của quan đi được mấy bước.

–   Vua sai dân làng nuôi ba con trâu đực tới năm sau thì thành chín con, cậu bé bèn khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

– Vua sai sứ giả mang con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé mang cho sứ giả cây kim tâu với đứa vua rèn thành một con dao xẻ thịt chim.

–  Sứ giả muốn ta xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột con ốc vặn dài và rỗng hai đầu, em bé hát bài đồng dao giúp cho vua giải được câu đố của sứ thần.

Ý nghĩa của các thử thách: cho thấy em bé là một người rất thông minh, giải quyết các vấn đề rất nhanh nhẹn, bên cạnh đó cậu bé còn có tính cách ngây thơ, hồn nhiên, biết giúp đỡ mọi người. Nhờ có các thử thách đó mà phẩm chất, sự thông minh của em bé mới được bộc lộ.

Trả lời:

Chủ đề của truyện: ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian.

a. Truyện này kể về kiểu nhân vật nào? Vì sao em xác định như vậy?

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì?

c. Trong đoạn văn sau đây, đâu là lời của người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật?

Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khỉ, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh gốc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến húc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngẩng đầu cãi lại:

– Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

d.  Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:

Sự việc

Người em

Người anh

Phân chia tài sản

Lên rừng và gặp bầy khỉ

Qua các hành động trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật người em và người anh?

đ. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện. Các yếu tố này có vai trò gì đối với số phận của nhân vật người em?

e. Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện bằng cách điền các chữ số vào sơ đồ:

(1) Người anh lấy tất cả tài sản. Người em chỉ có cái rựa.

(2) Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có.

(3) Xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em.

(4) Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn.

(5) Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu.

(6) Ít lâu sau, người anh lấy vợ. Cuộc phân chia tài sản diễn ra.

Trình tự sự việc

g. Dựa vào sơ đồ trên, em hãy kể tóm tắt câu chuyện.

h. Theo em, chủ đề của truyện này là gì?

i. Em thích nhất chi tiết nào trong truyện này? Vì sao?

k. Em có suy nghĩ gì về kết thúc của câu chuyện?

Trả lời:

a. Kiểu nhân vật của truyện cổ tích này là nhân vật bất hạnh. Vì: nhân vật người em bị người anh bắt nạt, không chia của cải, tài sản chỉ có một chiếc rựa, phải đi ngủ nhờ hoặc ngủ lang thang… một cuộc sống vất vả.

b. Truyện được kể theo ngôi thứ 3.

Xác định được ngôi kể như vậy vì người kể chuyện không xưng tôi mà vai do tác giả giấu mình kể.

Tác dụng của ngôi thứ 3: mang đến cái nhìn khách quan hơn cho người đọc.

c. 

– Lời của người kể chuyện: Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khỉ, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh gốc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến húc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngẩng đầu cãi lại:

– Lời của nhân vật người anh: – Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

d.  Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:

Sự việc

Người em

Người anh

Phân chia tài sản

– Ngây thơ nghe lời anh kí vào giấy phân chia tài sản, chỉ nhận giống đực.

– Không nhận được phần của cải nào ngoài một chiếc “đực rựa”.

– Ra đi trong tay trắng

– Đề nghị em trai chia tài sản, nhận về phần mình giống cái và giống con (hầu hết của cải trong nhà).

– Vui vẻ, hả hê trước sự ra đi tay trắng của người em.

Lên rừng và gặp bầy khỉ

– Nằm im lặng khi được bầy khỉ khiêng đi.

– Được khiêng đến hố vàng.

– Lấy được vàng và trở nên giàu có.

– Khi được khiêng đi, nghe nói chôn vào hố bạc liền ngẩng đầu cãi lại.

– Bị bầy khỉ vất xuống, lăn xuống sườn núi, đập đầu vào vách đá, vỡ sọ chết.

Qua các hành động trên, ta thấy người em là một con người lương thiện, thật thà còn người anh là kẻ độc ác, tham lam.

đ. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện: bầy khỉ nô đùa, biết nói tiếng người, khiêng xác người chết đi chôn vào hố vàng, hố bạc.

Các yếu tố này có vai trò đối với số phận của nhân vật người em: giúp  người em được đổi đời, đúng theo triết lí “ở hiền gặp lành”, dẫn đến kết thúc có hậu của truyện.

e. 

g. Tóm tắt truyện

Ngày xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em. Ít lâu sau người anh lấy vợ, cuộc phân chia tài sản diễn ra. Người anh lấy tất cả tìa sản, người em chỉ còn cái rựa. Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn. Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có. Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu chết.

h. Chủ đề của truyện: thể hiện quan niệm sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.

i. Thích nhất chi tiết người anh bị rơi xuống vực sâu và chết bởi vì đó là kết cục xứng đáng cho những kẻ tham lam, độc ác.

k. Kết thúc của câu chuyện có hậu. Đây là kiểu kết thúc thường thấy trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ của người xưa về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bên cạnh chức năng (1)… cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng (2)… các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.

a. (1) nhấn mạnh ý nghĩa – (2) bổ sung thông tin

b. (1) bổ sung ý nghĩa – (2) liên kết

e. (1) bổ sung chi tiết – (2) kết hợp

d. (1) cung cấp thông tin – (2) nhấn mạnh

Trả lời:

Đáp án b

a1. Người anh lấy vợ.

a2. Ít lâu sau, người anh lấy vợ.

b1. Người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.

b2. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai.

c1. Hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.

c2. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ.

– Em hãy chỉ ra sự khác nhau ở từng cặp câu trên.

– Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?

Trả lời:

– Sự khác nhau ở từng cặp câu; câu thứ 3 trong mỗi cặp câu có thêm thành phần trạng ngữ.

– Các trạng ngữ đó có tác dựng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu, làm cho ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.

a. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.

b. Anh chàng nhìn thấy xung quanh mình có những cục vàng sáng chói thì mừng lắm, bèn chờ cho chúng đi khuất mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về. Từ khi trở nên giàu có, anh chàng hết làm nhà cửa lại tậu ruộng vườn, nuôi trâu bò, cuộc đời muôn phần tươi hơn trước.

– Em hãy so sánh xem có gì khác nhau giữa hai đoạn văn.

– Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu?

– Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong đoạn văn?

Trả lời:

– Sự khác nhau giữa 2 đoạn văn: đoạn b, câu 2 có thêm thành phần trạng ngữ.

– Trạng ngữ đó có tác dụng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu 2, làm cho ý nghĩa câu 2 trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn.

– Trong cả đoạn văn b, trạng ngữ đó có tác dụng liên kết câu 1 và 2 về mặt nội dung, cho thấy sự việc này diễn ra tiếp sau sự việc kia. Ý nghĩa của đoạn văn trở nên sáng rõ hơn.

sau đó, trên các nẻo đường, ít lâu sau.

(a)…………, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. (b)……………, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, nụ dì ghẻ nguýt dài. (c)…………., mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm…

Em có nhận xét gì về ý nghĩa của câu văn, đoạn văn sau khi đã thêm các trạng ngữ?

Trả lời:

Các trạng ngữ được thêm vào chỗ trống:

a. Ít lâu sau

b. Trên các nẻo đường

c. Sau đó

Nhận xét:

– Ở phạm vi câu: Sau khi thêm trạng ngữ, các câu có thông tin đầy đủ hơn, vì vậy ý nghĩa trở nên rõ ràng hơn.

– Ở phạm vi đoạn: Các câu được liên kết chặt chẽ hơn về nội dung (vì có đủ thông tin về thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc). Ý nghĩa của đoạn vì vậy trở nên sáng rõ hơn.

Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn.

Trả lời:

Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ.

– Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay

– Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi trang 21 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1:

Trả lời:

Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là “Hà rầm hà rạc”. Truyện kể về hai anh em trong một gia đình, người anh vì tham lam mà lúc chia tài sản đã không những không chia cho em trai thứ gì mà còn hả hê cười nhìn em ra đi tay trắng. Con người ích kỉ đó đầy mưu mô đã đẩy chính em trai ruột của mình ra khỏi nhà. Còn người em- một anh chàng hiền lành, lương thiện, ngây thơ đến mức ngốc nghếch. Anh ta thật thà tin lời của anh trai mình để rồi phải ra đi với vỏn vẹn một chiếc rựa. Nhà cửa không có, ruộng vườn cũng không, ngay cả đến chỗ ngủ cũng phải đi nhờ vả, thậm chí là ngủ lang thang ở bên ngoài. Tuy cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng người em vẫn làm lụng chăm chỉ. Và cuộc đời của người em bắt đầu có sự thay đổi khi vào một đêm anh ta đang ngủ thì bị một bầy khỉ khiêng đi. Anh ta nằm in lắng nghe và thấy được khiêng đến hố vàng. Nắm được thời cơ, anh vội lấy chút vàng mang về và trở nên giàu có. Còn đối với người anh tham lam, sau khi nghe chuyện cũng đòi làm giống người em nhưng chính bản tính tham lam đó đã đẩy hắn ta xuống vực sâu và dẫn đến cái chết. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích “Hà rầm hà rạc”, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, “thiện giả thiện báo”, “ác giả ác báo”.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Trả lời:

Việc lập dàn ý là cần thiết vì khi lập dàn ý ta sẽ nêu ra được các ý chính sẽ được triển khai trong bài, tránh được sự lặp lại hay sự thiếu sót các ý.

Ở hiền thì lại gặp hiền,

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.

Trả lời:

HS thực hiện theo quy trình viết sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:

– Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (Một truyện cổ tích thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” mà em ấn tượng nhất).

– Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì? (Kế lại một truyện cổ tích)

Thu thập tư liệu: Em hãy nhớ lại các truyện cổ tích đã biết, đã học. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất về việc “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”?

Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý

Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời các câu hỏi:

– Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?

– Truyện có những nhân vật nào?

– Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?

– Truyện kết thúc như thế nào?

– Cảm nghĩ của em về truyện?

Lập dàn ý: Em hãy sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Cụ thể như sau:

Mở bài: Giới thiệu tên truyện, lí do muốn kể lại truyện

Thân bài: Trình bày nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể chuyện theo trình tự thời gian: – Sự việc 1; – Sự việc 2; – Sự việc 3; – Sự việc 4….

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, em có thể tự kiểm tra lại bài viết của mình (sử dụng Bảng kiểm bài viết kể lại một truyện cổ tích ở SGK).

Tiếp theo, đọc lại câu chuyện của mình lần thứ hai và kiểm tra, điều chỉnh bài viết bằng cách:

– Tìm và chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ, lỗi ngữ pháp (nếu có).

– Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.

– Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh văn bản theo cách mà em đã làm với bài của mình.

Rút kinh nghiệm: nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?

Gợi ý:

Truyện “Tấm Cám”  thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.

Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám – cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.

Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn.  Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.

Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.

Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.

Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình – Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Nếu có, những điểm khác đó là gì? Từ những điểm khác đó, em rút ra được kinh nghiệm gì cho bài nói của mình?

Trả lời:

Việc kể lại một câu chuyện cổ tích bằng cách nói và viết có sự khác nhau. Nói là kể lại sự việc đó bằng lời nói, thực hiện bằng ngôn ngữ qua miệng, có thể kết hợp những cử chỉ, hành động, ánh mắt, nét mặt, biểu cảm linh hoạt với từng câu chuyện hoặc từng chi tiết của câu chuyện.

Viết là việc kể lại bằng chữ viết, được ghi lại và không có sự kết hợp của các yếu tố biểu cảm nét mặt hay những cử chỉ, hành động.

Kinh nghiệm cho bài nói: cần nói trôi chảy các sự việc, khi nói nên kết hợp với những cử chỉ, hành động, biểu cảm nét mặt, ánh mắt… để đạt hiệu quả tốt nhất.

Em hãy chọn một truyện để kể cho các bạn trong lớp nghe.

Trả lời:

HS thực hiện theo gợi ý sau:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có nhiều truyện về người mang lốt vật. Em hãy chọn một truyện để kể cho các bạn trong lớp nghe.

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

– Đề tài: kể lại một truyện cổ tích Việt Nam về người mang lốt vật.

– Để xác định không gian và thời gian nói, em hãy trả lời câu hỏi: Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Ý tưởng cho bài nói chính là truyện cổ tích Việt Nam về người mang lốt vật (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê,…). Em hãy chọn một truyện, đọc thật kĩ, rồi tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. Em có thể sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để bài nói thêm sinh động.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Em hãy đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện. Chú ý sử dụng giọng điệu phù hợp khi kể về các nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung kể được hấp dẫn hơn.

Khi trình bày, em nên tóm tắt ngắn gọn nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ và sắp xếp các nội dung ấy theo thứ tự, đồng thời lựa chọn những từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói, tránh dùng ngôn ngữ viết hoặc đọc lại bài viết.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Trong vai trò người nghe và người kể câu chuyện, hãy dùng Bảng kiểm bài nói kể lại một truyện cổ tích trong SGK, tr. 60, đề góp ý cho bạn và tự đánh giá bài kể của mình.

Gợi ý: 

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích đặc sắc. Mỗi câu chuyện cổ tích đều dạy cho chúng ta một bài học làm người ý nghĩa. Sọ Dừa chính là câu chuyện cổ tích như thế. Truyện vừa kể về cuộc đời của Sọ Dừa vừa nhắc nhở con người đạo lý sống đúng đắn.

Qua lời kể của bà, câu chuyện vẫn luôn in rõ trong tâm trí em. Ngày xưa, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân rất nghèo, phải đi ở cho nhà phú ông nọ. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi đến năm mươi tuổi mà vẫn chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào trong rừng hái củi. Trời nắng to, khát nước quá mà bà chẳng tìm thấy con suối nào. Bỗng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước mưa bên gốc cây to, bà vội uống cho đỡ khát. Thế rồi, về nhà, bà có thai. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo:

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Thương con, bà để lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa.

Lớn rồi Sọ Dừa vẫn như lúc nhỏ, cứ lăn bên chân mẹ, chẳng làm được việc gì. Bà mẹ phiền lòng lắm, than phiền. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ:

– Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ nói với phú ông cho con chăn bò nhé!

Nghe con nói, bà đánh liều đến hỏi phú ông. Ban đầu, phú ông ngần ngại vì hình dạng của Sọ Dừa, nhưng nghĩ nuôi ít tốn cơm, công chăn bò cũng ít nên ông đồng ý. Từ đó Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Phú ông mừng lắm. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt, thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn hiền lành, tốt bụng, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Một hôm, như thường lệ đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Từ xa, cô bỗng nghe có tiếng sáo véo von. Cô rón rén nấp sau bụi cây và nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng nghe tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải là người trần, dần đem lòng yêu mến, có thức ăn nào ngon đều giấu đem cho chàng.

Một hôm, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà lão sửng sốt lắm, nhưng thấy con năn nỉ mãi bà cũng chiều lòng.

Mẹ Sọ Dừa đến hỏi, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mang sang đây.

Bà lão ra về, nghĩ chắc con mình sẽ từ bỏ ý định, nhưng Sọ Dừa lại nói rằng sẽ có đủ lễ vật. Không ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà trong nhà không những có đầy đủ sính lễ mà còn có cả gia nhân khiêng đồ sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông thấy thế hoa cả mắt, gọi ba con gái ra hỏi ý. Hai cô chị chê bai Sọ Dừa xấu xí, chỉ có cô út là cúi đầu tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành nhận lễ vật và gả cô gái út cho Sọ Dừa.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa xấu xí đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức.

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, Sọ Dừa còn rất thông minh, ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua truyền chiếu sai chàng đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Ganh tị với em, hai cô chị nhân lúc Sọ Dừa vắng nhà, rắp tâm giết hại em để thay làm bà Trạng. Hai cô chị sang nhà chơi, rủ cô em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình to nuốt cô út vào bụng. May có con dao bên mình, cô đâm chết cá, xác cá trôi dạt vào bờ một hòn đảo, cô lại lấy dao xẻ bụng cá chui ra ngoài. Cô dùng bàn đá bật lửa, nướng cá sống qua ngày, chờ thuyền đi ngang qua đến cứu. Sống trên đảo ít ngày, hai quả trứng cũng nở thành đôi gà đẹp làm bạn với cô. Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy vang ba lần:

– Ò… ó… o…Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em út rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Sọ Dừa quả thực là câu chuyện cổ tích vô cùng ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta “ở hiền gặp lành”, người nhân hậu sẽ được hạnh phúc, kẻ ác sẽ chịu đau khổ. Mỗi chúng ta phải sống nhân hậu, tránh tham lam, ích kỉ mà nhận lại quả báo.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1083

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống