Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

a. Chi tiết tiêu biểu là…

b. Ngoại hình nhân vật là…

c. Ngôn ngữ nhân vật là…

d. Hành động của nhân vật là…

đ. Ý nghĩ của nhân vật là…

Trả lời:

Những thông tin về một số yếu tố của truyện:

a. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc; góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

b. Ngoại hình nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

c. Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng; câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

d. Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật; những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

đ. Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Trả lời:

a. Xác định câu trả lời đúng – sai trong bảng sau :

Một số đặc điểm của thể loại truyện được thể hiện trong văn bản Chỉ là em gấu đi lạc

Câu trả lời

Đúng

Sai

Chủ để được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

Đặc điểm nhân vật được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ…

văn bản được triển khai theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

Người đọc rút ra cho mình bài học về cách nghĩ, ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

văn bản tạo ra mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

Các câu trong văn bản có quy định số tiếng, số dòng, vần, nhịp.

Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

Người đọc có thể tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản bằng hình thức sơ đồ.

b. Em hãy nối các thông tin của cột A và cột B để sắp xếp các sự việc theo đúng trật tự được kể trong truyện Chỉ là em gấu đi lạc:

e. Tìm trong câu chuyện những chi tiết miêu tả:

– Thái độ, suy nghĩ, lời nói của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa.

– Hành động, lời nói của bé Su khi giải cứu em gấu bông đi lạc với chị Hai.

– Hành động, suy nghĩ, lời nói của bé Su sau khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà.

d. Từ những chi tiết đã tìm trong câu c, em hãy rút ra những nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Su theo sơ đồ sau:

đ. Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, lời nói) giữa nhân vật bé Su và nhân vật chị Hai:

e. Trong truyện, tình cảm của tác giả đối với nhân vật được thể hiện gián tiếp thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Hãy tìm trong đoạn dưới đây những cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ thể hiện tình cảm đối với bé Su?

Khi kể cho chị nghe về em gấu bông đi lạc, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dụng ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ ngồi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nghĩ không phải em đang kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đỏ có tâm hôn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

g. Xác định đề tài của truyện Chỉ là em gáu đi lạc.

h. Nêu chủ đề truyện Chỉ là em gấu đi lạc.

Trả lời:

a. Câu trả lời đúng – sai :

Một số đặc điểm của thể loại truyện được thể hiện trong văn bản Chỉ là em gấu đi lạc

Câu trả lời

Đúng

Sai

Chủ để được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

x

Đặc điểm nhân vật được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ…

x

văn bản được triển khai theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

x

Người đọc rút ra cho mình bài học về cách nghĩ, ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

x

văn bản tạo ra mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

x

Các câu trong văn bản có quy định số tiếng, số dòng, vần, nhịp.

x

Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

x

Người đọc có thể tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản bằng hình thức sơ đồ.

x

b. Nối các thông tin của cột A và cột B theo đúng trật tự được kể trong truyện :

c. Để hoàn thành câu hỏi này, em có thể liệt kê các chi tiết miêu tả nhân vật bé Su theo bảng sau :

Phương

diện

Sự việc

Lời nói

Hành động

Suy nghĩ

Thái độ

Khi kể cho chị Hai về em gấu đi lạc

Su mách chị Hai việc gặp em gấu đi lạc

– Su nói bà vú dừng chân để nhặt em gấu nhưng bà không chịu

– Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà Con nít thì đâu được tự đi ra đường.

– Giờ nghĩ tới gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi.

– Lúc em đi về, em cứ ngoái nhìn theo em gấu.

Em ngồi hình dung ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu có thể gặp phải.

– Chỉ em Su biết chắc, bởi em Su đã có lần bị dầm mưa rồi. Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất.

– Em chỉ sợ nhỡ có cô mèo chú chó nghịch ngợm nào đó đi ngang trêu chọc ngoạm em một phát thì đau lắm.

– Chủ nhân của em gấu ấy đang rất đau lòng vì lạc mất em gấu.

Khi đi giải cứu em gấu đi lạc với chị Hai

Chị thật là siêu nhân! Đi bên cạnh chị em chẳng sợ hãi gì cả!

Cùng với chị bàn kế hoạch giải cứu em gấu.

Cả hai chị em đều rất sợ hãi khi thấy những cơn sấm chớp thi thoảng lại loé lên từ xa xa.

Khi đưa em gấu đi lạc về nhà

– Lạ nhà, ngủ ngon không gấu ơi!

– Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu,cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi

– Khi đi ngủ, em muốn Su dạnh một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu

– Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ.

– Em Su quả quyết với chị Hai rằng, vẻ mặt em gấu hôm nay đã vui hơn rất nhiều so với hôm qua.

– Kể cho chị Hai nghe về giấc mơ tối hôm qua, cùng chị, em gấu đi lạc vào một vùng đất đẹp

Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm ” vệ sĩ” riêng cho em ấy

– Ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng.

d. Từ những chi tiết đã tìm trong câu c, chúng ta có thể rút ra nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Su :

đ. So sánh nhân vật chị Hai và bé Su:

Điểm chung giữa nhân vật chị Hai và bé Su:

– Giàu lòng nhân hậu, biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết yêu thương ngay cả một em gấu bông đi lạc.

– Yêu thương, hoà thuận, biết chia sẻ cảm xúc với nhau.

Điểm khác nhau giữa chị Hai và bé Su:

– Chị Hai chín chắn, người lớn, biết trở thành chỗ dựa tin cậy cho em, thể hiện qua:

+ Hành động đưa em đi giải cứu chú gấu.

+ Nắm tay em và hát khi đi trong mưa để chiến thắng nỗi sợ.

+ Cười và đùa giỡn em Su về “giấc mơ chi mà khôn” khi em kể về giấc mơ đi lạc trong vườn cây ăn trái, nhiều hoa cỏ.

– Em Su có tính cách trẻ con, đáng yêu, giàu trí tưởng tượng, thể hiện qua:

+ Suy nghĩ rằng em gấu bông dầm mưa sẽ bị ốm;

+ Hành động muốn hôn em gấu khi mới giải cứu được em nhưng sợ dơ.

+ Giấc mơ hai chị em cùng em gấu đi lạc trong một vùng đất toàn hoa cỏ, cây trái.

e. Tình cảm của tác giả đối với bé Su được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật bằng giọng điệu trìu mến, qua cách gọi nhân vật là “em”, qua chi tiết khiến người mẹ nhận thấy tấm lòng của Su với em gấu bông “khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi”.

g. Truyện Chỉ là em gấu đi lạc viết về đề tài tình thương yêu, lòng nhân hậu của con người.

h. Qua truyện Chỉ là em gấu đi lạc, tác giả muốn nói đến vẻ đẹp của lòng nhân hậu trong tâm hôn của trẻ em, qua đó, bày tỏ niềm tin vào sức mạnh của yêu thương, sẻ chia.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

a. Giúp cho nghĩa của câu rõ ràng hơn.

b. Giúp cho câu được mở rộng nội đung kể, tả.

c. Giúp nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu.

d. Giúp câu ngắn gọn hơn.

Trả lời:

Đáp án c

a. Giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

b. Giúp cho nội dung câu phong phú hơn.

c. Giúp cho người viết trình bày rõ ý của mình hơn.

d. Giúp cho câu văn hay hơn.

Trả lời:

Đáp án a

Tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu của bé Su dành cho em gấu bông đi lạc.

Trả lời:

Có thể viết lại câu văn nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu đã cho như sau:

Tấm lòng nhân hậu của bé Su dành cho em gấu bông đi lạc khiến tôi rất ngưỡng mộ”.

Em Su dường như không để ý điều đó. Em ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mua, vẻ mặt sáng rõ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đến vậy. Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi…

a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.

Trả lời:

a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ: “Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi”.

– Chủ ngữ: Cô nhóc.

– Vị ngữ 1: cẩn thận giặt con gấu.

– Vị ngữ 2: cẩn thận nhờ chị sấy khô.

-Vị ngữ 3: và ẵm bồng, hôn hít em mãi.

b. Việc sử dụng cấu trúc câu có nhiều thành phần vị ngữ có tác dụng mở rộng nội dung kể, tả lại những hành động chăm sóc, yêu thương mà em Su dành cho em gấu đi lạc, sau khi mang em về nhà.

Khi đi ngủ, em Su dành một vị tí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.

Tìm trong đoạn những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép, xác định nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý tác giả của các từ đó bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Từ ngữ trong dấu ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Trả lời:

Những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép, nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý tác giả của các từ đó có ở đoạn văn sau:

Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy:

Từ ngữ trong dấu ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Cứu tinh

Ngôi sao cứu mạng, dùng để chỉ người giúp mình thoát ra khỏi cảnh nguy khốn

Người cứu giúp em gấu bông đi lạc

Vệ sĩ

Người chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ nhân vật quan trọng.

Người bảo vệ cho em gấu bông đi lạc.

Cả hai phá ra cười. Hình như em gấu nhỏ cũng vừa nháy mắt tinh nghịch cười hùa theo. Em Su quả quyết với chị Hai rằng, vẻ mặt em gấu hôm nay đã vui hơn rất nhiều so với hôm qua. Trời đất ơi, hôm qua nhìn em ướt lướt thướt sao mà thấy thương.

a. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là nhân hoá.

b. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn: giúp hình ảnh em gấu bông trở nên sinh động, có tình cảm như con người.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi trang 47 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2:

Trả lời:

Để hoàn thành bài viết ngắn, em cần đọc lại khái niệm về đoạn văn: là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Yêu cầu đối với đoạn văn:

– Về hình thức:

+ Có câu mở đoạn, kết đoạn.

+ Thân đoạn: gồm một số câu.

+ Có dấu ngắt câu kết đoạn.

+ Đảm bảo dung lượng 150 đến 200 chữ.

– Về nội dung biểu đạt: kể về món đồ chơi em yêu thích. Cụ thể là:

+ Ghi tên món đồ chơi mà em yêu thích.

+ Mô tả một cách ngắn gọn về món đồ chơi đó (về hình đáng, về màu sắc, về chất liệu, về kiểu đáng, về một chi tiết đặc biệt nào đó của đồ chơi,…).

+ Kể lại một kỉ niệm nhỏ hoặc tình cảm, cảm xúc em dành cho món đồ chơi. Em lưu ý với dung lượng của một đoạn văn ngắn, em cần kể một cách ngắn gọn, không lan man, dài dòng. Vì vậy, em chọn kỉ niệm nào ấn tượng/ cảm xúc nhất của em về món đồ chơi.

+ Kết hợp nội dung kể với yêu cầu tiếng Việt: viết một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá.

Sau đó, em hãy đọc lại đoạn văn em vừa viết và sửa lỗi chính tả, lối diễn đạt (nếu có).

* Gợi ý:

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em được tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,…Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa – cái tên nghe rất tây. Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu. Dưới chân cô là một đôi giày cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn. Em dành rất nhiều tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

a. Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.

b. Dùng ngôi thứ nhất để kể lại trải nghiệm.

e. Sắp xếp sự việc xảy ra theo một trình tự hợp lí.

d. Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Trả lời:

Đáp án a

Trả lời:

Để viết được bài văn kể lại trải nghiệm về việc giúp đỡ ai đó hoặc được ai đó giúp đỡ khi gặp khó khăn, em cần:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

– Xác định yêu cầu của đề bài về thể loại (bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân).

– Thu thập tư liệu :

+ Nhớ lại việc mình đã giúp ai đó hoặc được ai đó giúp.

+ Nhớ lại những sự kiện trong lần trải nghiệm đó.

+ Nhớ lại những cảm xúc của bản thân đối với sự kiện đó.

+…

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Dựa trên những tư liệu đã có, phác thảo các ý (tham khảo sơ đồ ở bài 4, Ngữ văn 6, tập một, phần Hướng dẫn quy trình viết).

– Phác thảo dàn ý dựa trên mẫu sau:

+ Mở bài: giới thiệu về chung không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

+ Thân bài: đảm bảo các ý sau:

(1) Thời gian, không gian diễn ra câu chuyện và những nhân vật liên quan.

(2) Kể lại và miêu tả các sự việc theo trình tự, kết hợp thể hiện cảm xúc đối với sự việc.

– Kết bài : nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Bước 3: Viết bài

Dựa trên dàn ý vừa lập và dựa trên bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân đã được trình bày trong SGK, em viết thành bài văn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Sau khi viết xong, em xem lại bài viết của mình và chỉnh sửa dựa trên bảng kiểm sau:

Bảng kiểm bài Kể về một trải nghiệm của bản thân

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Mở bài

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra.

Thân bài

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí

Câu chuyện kể làm nổi bật những lời nói, hành

động, tình cảm, cảm xúc của người trải nghiệm

khi giúp đỡ/ được giúp đỡ lúc gặp khó khăn trên

đường phố.

Kết bài

Trình bày được bài học, thông điệp hoặc ấn  tượng sâu sắc về trải nghiệm của bản thân.

* Gợi ý:

Tất cả chúng ta ai ai cũng muốn mình làm được một điều tốt cho mọi người, dù việc đó nhỏ hay lớn thì điều do cái tâm của mọi người. Còn riêng tôi, tôi không bao giờ quên được hình ảnh cụ bà đáng thương ngồi xin ăn trên vỉa hè.

Một hình ảnh cách đây hơn một năm, khi trên đường tôi đi học về thấy một bà cụ đang ngồi xin ăn hai tay run lẩy bẩy trông có vẻ đói lắm. Thấy thế, tôi chạy lại kế bên bà khẽ nói :

– Bà ơi bà! Chắc bà đói lắm phải không ạ? Bà chờ một tí cháu chạy lại đằng kia mua thức ăn cho bà nhé!

Bà cụ đáng thương nhìn tôi và nói thì thầm với tôi:

– Bà cám ơn cháu rất nhiều lắm! Cháu ngoan quá!

Thế là tôi chạy một mạch đến chỗ cô bán bánh bao rồi mua cho bà một cái, và quay lại hàng nước mua cho bà một chai nước ngọt bỏ vào túi ni lông mang đến cho bà. Và hai tay mời bà dùng:

– Con mời bà dùng cho đỡ đói, thưa bà!

Một lần nữa tôi lại thấy trên khuôn mặt nhăn nheo của bà chứa ẩn một điều gì đó rất đáng thương. Bà liền nói:

– Bà cảm ơn cháu nhiều lắm. Tuy cháu còn nhỏ nhưng tấm lòng cháu biết thương yêu những kẻ nghèo hèn giống như bà. Bà rất cảm động.

Hai hàng nước mắt tôi không biết từ nơi đâu cứ tuôn trào trên khuôn mặt. Tôi ngồi cho đến khi bà ăn xong rồi mới thưa bà trở về nhà kẻo bố mẹ mong chờ. Sau đó, tôi lấy ra số tiền nhỏ mà bố mẹ cho làm quà rồi xin biếu cho bà. Ngày nào cũng vậy, khi đi học về là tôi ghé lại thăm bà mua thức ăn biếu bà và hai bà cháu ngồi tâm sự với nhau rất vui.

Sau hôm đó, tôi vẫn thường hay đến nơi đã gặp được bà cụ để hỏi thăm tình hình của bà. Nhưng tôi đã không gặp lại bà nữa. Nghe cô chú xung quanh đấy nói bà đã ra đi vĩnh viễn vì chứng bệnh của người lớn tuổi. Lúc đó, lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, sao hôm nay con đường khó đi và xa quá.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Yêu cầu của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu trả lời

Đúng

Sai

Câu chuyện có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra và được kể theo ngôi thứ nhất.

Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí, làm nổi bật những tình cảm, cảm xúc giúp tâm hồn người trải nghiệm phong phú hơn.

Kết hợp kể, tả và biểu cảm khi kể.

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thoả đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả.

Trả lời:

Yêu cầu của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu trả lời

Đúng

Sai

Câu chuyện có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

x

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

x

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra và được kể theo ngôi thứ nhất.

x

Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.

x

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí, làm nổi bật những tình cảm, cảm xúc giúp tâm hồn người trải nghiệm phong phú hơn.

x

Kết hợp kể, tả và biểu cảm khi kể.

x

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thoả đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả.

x

Trả lời:

Dựa vào bài viết đã được chuẩn bị để hoàn thành bài nói.

Nhằm giúp người nghe cảm nhận tốt hơn những trải nghiệm của bản thân, em nên:

–  Sử dụng hình ảnh: vẽ một bức tranh liên quan đến câu chuyện hoặc tóm tắt nội dung trải nghiệm của em trong một sơ đồ tư duy.

– Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nên hoặc clip minh hoạ cho bài nói của em.

– Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm theo một đồ vật hoặc một mô hình liên quan đến câu chuyện em đã trải qua.

Em có thể sử dựng bảng kiểm dưới đây để đánh giá bài nói của bạn, đồng thời tự đánh giá bài nói của mình:

Bảng kiểm kể về một trải nghiệm

Nội dung kiểm tra

Đạt/không đạt

1. Câu chuyện có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết

thúc.

2. Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

3. Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật,

không gian, thời gian xảy ra và được kể theo ngôi thứ nhất.

4. Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí, làm nổi bật những tình cảm, cảm xúc giúp tâm hồn người trải nghiệm phong phú hơn.

5. Kết hợp kể, tả và biểu cảm khi kể.

6. Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện.

7. Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí.

7. Người nói có những cách thức sáng tạo, thu hút người nghe như: sử dụng hình ảnh, sử dụng âm thanh, sử dụng mô hình, đồ vật,…

8. Người nói sử dụng đúng lượng thời gian cho phép.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1161

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống