Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 5: Trái đất và bầu trời bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 5: Trái đất và bầu trời.
Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời và Ngân Hà
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời
Câu hỏi trang 165 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Mặt Trời có thực sự di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy không?
Trả lời:
Mặt Trời không di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy mà do Trái Đất tự quay quanh trục của nó (từ Tây sang Đông).
Câu hỏi trang 165 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt Trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía tây như hình vẽ.
Trả lời:
Câu hỏi trang 65 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy sắp xếp các từ hay cụm từ cho trong khung dưới đây thành câu để mô tả chuyển động hằng ngày của Trái Đất?
Trả lời:
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông hết một ngày đêm.
Câu hỏi trang 166 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ?
Trả lời:
– Sau khi quan sát ta thấy, độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ dài hơn lúc 9 giờ và dài hơn lúc 10 giờ.
– Vì càng tới gần trưa, Mặt Trời lên thiên đỉnh, ánh nắng sẽ chiếu vuông góc hơn với que thẳng, ta thu được bóng của que càng ngắn hơn.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Câu hỏi trang 166 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Một bạn học sinh nói: “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Bạn học sinh đó trả lời chưa đúng, vì ban ngày vẫn có Mặt Trăng.
+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu xuống Trái Đất.
+ Do ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất.
Câu hỏi trang 168 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo?
Trả lời:
Từ ngày trăng tròn này đến ngày trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.
Câu hỏi trang 169 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng?
Trả lời:
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà
Câu hỏi trang 171 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Quan sát hình 35.3, hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trả lời:
Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời:
Mặt Trời – Thủy Tinh – Kim Tinh – Trái Đất – Hỏa Tinh – Mộc Tinh – Thổ Tinh – Thiên Vương Tinh – Hải Vương Tinh.
Câu hỏi trang 171 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy cho biết Thổ Tinh (hình 35.4) có chu kì quay lớn hơn hay nhỏ hơn chu kì quay của Trái Đất? Biết rằng càng xa Mặt Trời, chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn.
Trả lời:
Thổ Tinh có chu kì quay lớn hơn chu kì quay của Trái Đất vì Thổ tinh ở xa Mặt Trời hơn Trái Đất.
Câu hỏi trang 172 Khoa học tự nhiên lớp 6 – Cánh diều: Hãy cho biết ngôi sao nào gần Trái Đất nhất?
Trả lời:
Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời.
…………………………
…………………………
…………………………