Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
cố định danh sách link bài học trong chương cố định làm dài file: lấy 5 câu hỏi của bài đầu tiên của chương
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ – Hay nhất Cánh diều
Câu hỏi trang 104 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Quan sát hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
Hình 1.2: Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
Lời giải:
– Kinh tuyến là các đường chạy dọc từ cực bắc đến cực nam.
– Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ đi qua thủ đô Luân Đôn nước Anh.
– Vĩ tuyến là các đường tròn chạy ngang quanh trục Trái Đất.
– Vĩ tuyến gốc 0 độ là đường tròn lớn nhất, được gọi là xích đạo.
– Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm phía trên ( nửa trên đường xích đạo).
– Bán cầu Nam là nửa cầu nằm phía dưới (nửa dưới đường xích đạo).
Câu hỏi trang 105 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3, và điểm H, K trong hình 1.4.
Lời giải:
Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:
– Điểm B (200B, 1100Đ)
– Điểm C (100N, 100T)
Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:
– Điểm H (600B, 400Đ)
– Điểm K (400B, 200Đ)
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 105 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:
– Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất.
– Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào.
Hình 1.2: Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
Lời giải:
– Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc 0 độ (đường xích đạo). Vĩ tuyến ngắn nhất là hai vĩ tuyến gần với hai cực Bắc và cực Nam nhất.
– Kinh tuyến gốc có độ dài bằng với độ dài của các đường kinh tuyến khác.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 105 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Quan sát hình 1.3, hãy xác định và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm D, E.
Lời giải:
Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:
– Điểm D (400B, 600Đ)
– Điểm E (200N, 300Đ).
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 105 Địa Lí lớp 6 – Cánh diều: Sử dụng quả Địa Cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô một nước và ghi lại tọa độ xác định được.
Lời giải:
– HS vận dụng thực hành.
– Ví dụ:
Thủ đô của Việt Nam có tọa độ: Hà Nội (200B, 1050Đ).
Thủ đô nước Anh có tọa độ: Luân Đôn (510B, 00).
………………………………
………………………………
………………………………