Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Trả lời:
Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. Bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí vì tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Trả lời:
(Câu hỏi 2, SGK) Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,… Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết.
→ Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá. Một số câu văn thể hiện tình cảm như:
+ Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều
+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.
Trả lời:
Khi viết và đọc một bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý các nội dung cho thấy những đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên (lũ, Tràm Chim), con người của vùng đất đó (các vị anh hùng chống thực dân Pháp) và những sản phẩm nổi tiếng của một vùng đất: sản vật đặc trưng nhất (sen), món ăn do điều kiện địa lí, thổ nhưỡng mang lại…
Trả lời:
Bài du kí cho em hiểu biết về vùng đất Tháp Mười, về khung cảnh thiên nhiên, con người, nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử lâu đời và văn hóa ẩm thực nơi đây. Từ đó khơi gợi cho em niềm yêu thích, thích thú, muốn khám phá mảnh đất này hơn nữa.
Trả lời:
Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, ngoại lai): Từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật hiện tượng, đặc điểm, mở tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đoạn nào trong văn bản này cũng có từ mượn. Ví dụ câu cuối của phần (1): “Cứ chằng chịt như thế, những con kênh huyết mạch nối những cù lao, những giồng, thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.” có các từ Hán Việt như: huyết mạch, bản sắc, …
Trả lời:
Bài tập này rèn luyện cho các em kĩ năng đọc mở rộng, cũng là để biết thêm một bài du kí nổi tiếng viết về đề tài phong cảnh quê hương, đất nước. Từ bài viết Chơi Phú Quốc dưới đây, các em nêu lên đặc điểm của thể du kí với những biểu hiện cụ thể của văn bản. Chẳng hạn: về đề tài, tính xác thực (thời gian, địa điểm, sự tham gia của người khác,…), ngôi kể và cách ghi chép,…
CHƠI PHÚ QUỐC
Con tàu từ từ rẽ sóng… tiến lên. Đã ba tiếng đồng hồ rồi, chúng tôi lênh đênh ở biển khơi bát ngát. Trông ra quanh mình toàn một màu xanh nhạt, mặt nước tiền chân mây. Thỉnh thoảng, một vài cù lao” loáng thoáng ở chỗ mênh mông trời nước. Về phía tây, rặng núi Tà Lơn bệ vệ nằm dài trong mây khói. Đảo Phú Quốc. Một vệt xanh xanh to lớn nằm chắn ngang phía trước, mây toà lờ mờ, như dán dính với da trời… Đảo Phú Quốc! Cảnh bấy lâu trong mộng tưởng thì kìa đã hiện ra trước mắt.
Con tàu từ từ rẽ sóng… tiến lên. Tiếng sóng vỗ vào bệ tàu như một khúc nhạc hùng hồn oanh liệt. Chúng tôi cảm thấy lòng sung sướng, mạnh mẽ. Tựa vào bệ tàu, đăm đăm tôi ngó về phía trước: Nước biển một màu xanh bóng như dầu lụt chân mây. Hôm nay trời râm mát, mấy đám mây đen lơ lửng bóng tối, tưởng tượng như con chim đại bàng to lớn xoè đôi cánh bay lướt qua biển Nam Minh.
Con tàu từ từ rẽ sóng… tiến lên. Cảnh mờ mờ dần dần xô lùi lại. Bấy giờ đã thấy rõ ràng màu cây lá xanh biếc gần với màu nước biển xanh dờn, một vệt cát trắng chạy dài ở giữa. Hàm Ninh” đã ở trước mặt. Tàu không áp bờ được vì đây bài con xa. Tàu chỉ lần nào vi khuv nhi có ca nó đưa vô bờ.
Quận lị Phú Quốc ở Dương Đông. Dương Đông ở về phía bên tây đảo. Về mùa này, sóng to gió lớn, tàu thuyền vô cửa bất tiện nên phải đỗ ở đây rồi đáp ô tô qua Dương Đông. Ngồi trên ca nô dòm xuống: nước trong như lọc, thấy tận đáy, những con chang chang sứa biển ngo ngoe đang bò, chúng nó sinh hoạt trong cái thế giới thuỷ tinh. Gần mé bãi, trên giàn cây của người thuyền chài cắm để phơi lưới, một đàn chim nhạn đậu ríu rít rỉa lông, nghe tiếng chèo bơi bì bõm, giật mình cất cánh một loạt bay vù.
Đến bờ đã có ô tô đón sẵn. Chúng tôi đáp xe qua Dương Đông. Con đường quan lộ tuy chẳng được khang trang rộng rãi lắm, nhưng được cái sạch sẽ sáng sủa.
Xe chạy độ non một tiếng đồng hồ thì đến Dương Đông. Tính ra cuộc hành trình mất sáu tiếng đồng hồ chẵn. Sáu giờ sáng, khởi hành ở Hà Tiên, 12 giờ trưa đã ở Dương Đông rồi! Nhớ lại những chuyện nguy hiểm khó khăn của người đi biển bằng thuyền buồm nói lại mà chúng tôi lấy làm sung sướng quá. Trong sáu tiếng đồng hồ đi một cách bình yên mà đã được trải qua cái cảnh bềnh bồng trên mặt biển, được hít thở cái không khí thanh tân man mác chốn biển khơi, và được trông thấy bao nhiêu cảnh vật thanh kì ở chốn trời nước gió mây thần tiên xa lạ, đối với cái đời êm lặng kín đáo của người con gái ở chốn buồng khuê(3), thật là một dịp may đặc biệt.
Dương Đông ở về phía tây đảo Phú Quốc, một dải đất màu mỡ, cây cỏ xanh tươi, nhà cửa ở chen chúc nhau, một con sông xinh xinh chắn đôi, mơn man chảy trong lòng cát trắng.
Cơm nước nghỉ ngơi xong, chiều lại rủ nhau đi tắm biển. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. Ngoài khơi xa, lác đác mấy chiếc thuyền đánh cá, cánh buồm trắng in vào đám mây hồng. Bên rặng núi mờ xanh, nhởn nhơ đàn nhạn lạc, tạc thành một bức tranh ảnh khổng lồ tuyệt đẹp.
Chúng tôi nô giỡn với làn sóng bạc trong khoảng trời nước mênh mông thoải thích. Bỗng một đám mây đen kéo đến phá cuộc vui chơi. Sắp có mưa. Cả bọn cùng dắt nhau về. Đến nhà thì trời mưa vừa lấm tấm đổ hạt. Trời tối. Mưa vừa ngớt hạt thì chúng tôi lại ra đi.
Chúng tôi đi trong các ngõ đường để xem cảnh đêm nơi hòn bãi. Trăng mười một. Đêm mờ, sương lạnh, ở đây thật có cái vẻ tĩnh mịch vô cùng. Trên mặt biển, lác đác có những thuyền con đi “thẻ” mực, ánh đèn soi xuống đáy nước, xa trông lấp lánh như gương. Người ở đây làm việc thật không mấy lúc nghỉ ngơi, những việc nặng nhọc thì làm về ban ngày, còn những việc nhẹ nhàng thì làm về buổi tối. Dưới ngọn đèn mờ, người vá lưới, kẻ chuốt mây, vừa làm vừa chuyện vãn, trông có vẻ sung sướng, ung dung, an vui về công việc.
Trời sáng. Không được cái cảnh bình minh trong trẻo như lòng ao ước đêm rồi. Trời lấm tấm mưa. Mặc gió mưa, vì không lẽ để lỡ cuộc đi chơi nên sau khi điểm tâm xong và đi dạo qua một vòng chợ, chúng tôi khởi hành. Suối Đá ở trên con đường Hàm Ninh – Dương Đông. Con đường này hôm qua đã có đi rồi, nhưng ngồi xe, nên không xem ngắm được phong cảnh hai bên.
Cũng con đường này hôm qua, thì cây cỏ như vô tình, mà hôm nay cảnh vật dường như hữu ý đón chào. Đi độ hơn cây số thì đến giếng Tiên. Giếng Tiên, huyền điều lạ lùng như cái tên của nó, là một vũng nước nhỏ cạn ở kề liền bờ sông nước mặn, mà nước vẫn ngon ngọt và đầy tràn luôn. Bỏ qua về khoa học, thì nó có tính cách thần tiên huyền diệu như thế, nên gọi là giếng Tiên vậy.
Từ giếng Tiên đến suối Đá còn hơn ba cây số nữa, thỉnh thoảng có một cái vườn tiêu, còn hai bên toàn là rừng sim cả. Chúng tôi từng được nghe nói lại cái thú mùa sim đi hái trái: cái thú vui vẻ nên thơ lắm, trên cành nặng trĩu trái cây, điểm có mấy chùm hoa nở muộn trắng trắng hồng hồng. Đây một cô bé xinh tay mang giỏ tay hái trái, nét mặt ngây thơ hớn hở; kia một người thiếu phụ luẩn quẩn dưới gốc cây, nét mặt vô tư lự ở giữa chốn bông trái đầy rẫy nhẹ nhàng uốn éo, rồi cất tiếng hát ca véo von êm ái. Giờ phút ấy tưởng như đã lạc loài vào chốn rừng tiên cảnh lạ.
Nghe nói mà thích quá, những ước ao được một dịp đi hái sim. Nhưng nay đây, mùa này, thì chỉ có cành không trơ trọi thổi qua một ngọn gió vô tình.
Hôm nay trời râm mát, nên đi đường dễ chịu lắm. Lại hai bên toàn là cảnh đẹp, mải xem ngắm mà quên mỏi chân. Cái chân được cha mẹ “cũng” không mấy khi để dẫn trên đường cát bụi. Nghĩ cái lòng thương con của cha mẹ thật là vô cùng, không nói cái lòng thương đó nên như thế hay không nên như thế.
(Theo Mộng Tuyết, Báo Nam Phong, số 188, ngày 16-6-1934)