Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)
b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)
c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)
d) Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
(Bình Nguyên)
e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh)
Trả lời:
(Bài tập 1, SGK) Nghĩa của các thành ngữ (in đậm):
a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến
b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu.
c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.
d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ.
e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.
Trả lời:
(Bài tập 3, SGK) Phân tích đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ mẫu, ta thấy: các thành ngữ này đều gồm hai vế đối xứng nhau (cá chậu – chim lồng, bể cạn – non mòn) theo từng cặp (cá – chim, chậu – lồng, bể – non, cạn – mòn).
Trên cơ sở đó, ta tìm được các thành ngữ có cách cấu tạo tương tự như:
– Chín người mười ý (chín – mười): không thống nhất, có nhiều ý kiến khác nhau.
– Hồn bay phách lạc (hồn – phách): sợ hãi đến mức không còn hồn vía nào nữa.
– Quýt làm cam chịu (cam – quýt): kẻ này gây nên lỗi lầm, sai trái nhưng người khác (thường là người thân thiết, gần gũi) lại phải gánh chịu hậu quả.
chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.
Trả lời:
a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh: Đặc điểm của kiểu thành ngữ này là hai bộ phận có ý nghĩa so sánh được nối với nhau bằng từ như. Kiểu thành ngữ này thường được gọi là thành ngữ so sánh, ví dụ: đắt / như tôm tươi,…
b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau: Kiểu thành ngữ này thường được gọi là thành ngữ đối, ví dụ: ba chìm / bảy nổi,…
Trên cơ sở đó, ta xếp được các thành ngữ vào hai nhóm như sau:
– Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.
– Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.
Trả lời:
(Câu hỏi 4, SGK) Đối chiếu các thành ngữ (ở cột trái) với các nghĩa (ở cột phải), ta được bảng sau:
a) Ăn cháo đá …
b) Chọn mặt gửi …
c) Chở củi về …
d) Cưỡi ngựa xem …
e) Cạn tàu ráo …
Trả lời:
a) Ăn cháo đá bát
b) Chọn mặt gửi vàng
c) Chở củi về rừng
d) Cưỡi ngựa xem hoa
e) Cạn tàu ráo máng
Trả lời:
Có thể chọn một trong các thành ngữ ở bài tập 4 để sử dụng trong đoạn văn mà mình sẽ viết; ví dụ: “Anh Nam ở xóm tôi là người thật may mắn. Anh đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi xin việc thì có một doanh nghiệp đến tận xã tuyển dụng lao động. Anh đã trúng tuyển và được bố trí công việc phù hợp với mức lương khá. Thật đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh”.