Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Trả lời:
– Chiều, bên gốc cây mận sau nhà, một nấm mộ nhỏ như chiếc bát úp ngược,… (trạng ngữ chỉ thời gian: chiều; trạng ngữ chỉ vị trí: bên gốc cây mận sau nhà)
– Nhìn vào mắt con, Dế Vần bỗng thấy ngực mình có tiếng thình thịch,… (trạng ngữ chỉ nguyên nhân: nhìn vào mắt con)…
Trả lời:
Đặc điểm của nhân vật Dế Vần trong truyện được thể hiện qua phương diện:
– Dế vần còn là một câu bé chưa biết suy nghĩ: câu đòi bắt bằng được chú chim về để nuôi, chưa ý thức được bản thân mình chưa có kiến thức và con chim còn quá bé để có thể nuôi.
– Cậu là một cậu bé lương thiện: khi thấy chích bông không còn sống nữa, cậu đã òa lên khóc và hối hận vì đã không trả chích bông về tổ cho chim mẹ.
– Biết sửa sai: sau khi nhìn thấy chim chích bông cậu không đòi bắt mà thả nó ra và mong nó bay về được với mẹ.
a) Chuyện của người cha trong quá khứ
b) Chuyện hiện tại của hai cha con Ò Khìn
Từ đó, em hiểu cách viết “truyện trong truyện” ở đây là thế nào?
Trả lời:
(Câu hỏi 2, SGK)
– Hai câu chuyện trong văn bản này giống nhau ở chỗ cả hai cha con đều gặp tình huống giống nhau: thấy con chim chích bông nhỏ, rất thích và muốn bắt để nuôi.
– Người kể đã lồng câu chuyện đã xảy ra của người cha (quá khứ) vào chuyện đang xảy ra (hiện tại). Từ chuyện của người con mà người cha nhớ lại kỉ niệm năm xưa của chính mình. Đó là cách kể “truyện trong truyện”.
“Bay đi, bay về với mé mày đi…”?
Trả lời:
(Câu hỏi 3, SGK) Ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chích bông để chơi nhưng đến cuối truyện lại thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: “Bay đi, bay về với mé mày đi…”? vì Ò Khìn sau khi nghe được câu chuyện pa kể và hiểu được việc bắt chim là không đúng, có thể khiến chim phải chết do chim con xa mẹ và nỗi day dứt trong lòng pa, cậu bé hiền lành đã thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: “bay đi, bay về với mé mày đi”
Trả lời:
Có thể tham khảo đoạn văn sau:
“Câu chuyện sử dụng bút pháp “truyện trong truyện”. Nghĩa là bắt đầu bằng câu chuyện xảy ra ở thì hiện tại, tác giả để cho nhân vật hồi nhớ về một câu chuyện tương tự xảy ra trong quá khứ mà chính nhân vật ấy tham gia. Một nhân vật như thể ở trong Chích bông ơi! chính là Dế Vần – bây giờ đã trong vai người cha kể lại cho con mình là Ở Khìn chuyện của mình ngày còn thơ bé. Tác giả để cho nhân vật rơi vào tình trạng ăn năn và thức tỉnh. Con chích bông non nớt, vô tội, tuyệt nhiên không có khả năng tự vệ ngày ấy chính là nạn nhân của một tình yêu nông nổi. Cuối cùng, con chim đã chết. Tiếng chim mẹ tìm con khẩn thiết kêu lên phía sau nhà đau đớn, tuyệt vọng. Nấm mộ con và nén hương ngún khói ngày ấy như một ám ảnh theo suốt cuộc đời của Dế Vần. Yêu quý loài vật thì hẳn là điều tốt rồi, nhưng phải là lòng yêu có hiểu biết và thật nâng niu để đừng bao giờ vô tình trở thành kẻ nhẫn tâm, thô bạo. Kết truyện là một hình ảnh thật mến thương: “chích bông non nớt đang nhẹ bay trong nắng thư”, dưới mặt đất là cái nhìn dõi theo trìu mến của hai cha con Dế Vần và Ò Khìn. Lòng họ thanh thản, vui sướng vì đã cứu giúp được một sinh linh mắc nạn, trả nó về với cao xanh. Dưới nhan đề truyện là lời phụ đề “Tặng con trai tôi” và dĩ nhiên, không chỉ cho con trai, mà còn cho tất cả những tâm hồn tuổi thơ trong trắng trên mặt đất này.”.
(Văn Giá, Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi,
NXB Giáo dục, 2004)