Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Điền dấu “>”, “<”, “=” thích hợp vào ô trống:
a) 539,6 + 73,945
247,06 + 316,492;
b) 35,88 + 19,36
81,625 + 147,307;
c) 487,36 – 95,74
65,842 – (–325,778);
d) 642,78 – 213,472
100 – 9,99.
Lời giải:
a) Ta có:
539,6 + 73,945 = 613,545;
247,06 + 316,492 = 563,552.
Do 613,545 > 563,552 nên 539,6 + 73,945 > 247,06 + 316,492.
Vậy ta điền dấu “>” như sau:
539,6 + 73,945
>
247,06 + 316,492.
b) Ta có:
35,88 + 19,36 = 55,24;
81,625 + 147,307 = 228,932.
Do 55,24 < 228,932 nên 35,88 + 19,36 < 81,625 + 147,307.
Vậy ta điền dấu “<” như sau:
35,88 + 19,36
<
81,625 + 147,307.
c) Ta có:
487,36 – 95,74 = 391,62;
65,842 – (–325,778) = 65,842 + 325,778 = 391,62.
Do 391,62 = 391,62 nên 487,36 – 95,74 = 65,842 – (–325,778).
Vậy ta điền dấu “=” như sau:
487,36 – 95,74
=
65,842 – (–325,778);
d) Ta có:
642,78 – 213,472 = 429,308;
100 – 9,99 = 90,01.
Do 429,308 > 90,01 nên 642,78 – 213,472 > 100 – 9,99.
Vậy ta điền dấu “>” như sau:
642,78 – 213,472
>
100 – 9,99.
Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho A = 0,3 + 0,5 + 0,7 + 0,9 + 1,1 + 1,3 + 1,5 + 1,7
và B = 0,2 + 0,4 + 0,6 + 0,8 + 1 + 1,2 + 1,4 + 2,2.
Không cần tính giá trị cụ thể, hãy sử dụng tính chất phép toán để so sánh giá trị của A và B.
Lời giải:
Ta có:
A = 0,3 + 0,5 + 0,7 + 0,9 + 1,1 + 1,3 + 1,5 + 1,7
= (0,3 + 1,3) + (0,5 + 1,1) + (0,7 + 1,9) + 1,5 + 1,7
B = 0,2 + 0,4 + 0,6 + 0,8 + 1 + 1,2 + 1,4 + 2,2
= (0,2 + 1,4) + (0,4 + 1,2) + (0,6 + 1) + 0,8 + 2,2
Dễ thấy các tổng trong ngoặc đều bằng nhau và bằng 1,6.
Mà 1,5 + 1,7 = 3,2 và 0,8 + 2,2 = 3
Lại có 3,2 > 3 nên A > B.
Vậy A > B.
Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tính một cách hợp lí:
a) 18,65 + 281,35 – 26,75 – 13,25;
b) 38,25 – 18,25 + 21,64 – 11,64 + 9,93;
c) (72,69 + 18,47) – (8,47 + 22,69);
d) 114,02 – (114,37 – 85,98).
Lời giải:
a) 18,65 + 281,35 – 26,75 – 13,25
= (18,65 + 281,35) − (26,75 + 13,25)
= 300 – 40
= 260.
b) 38,25 – 18,25 + 21,64 – 11,64 + 9,93
= (38,25 – 18,25) + (21,64 – 11,64) + 9,93
= 20 + 10 + 9,93
= 39,93.
c) (72,69 + 18,47) – (8,47 + 22,69)
= 72,69 + 18,47 − 8,47 – 22,69
= (72,69 − 22,69) + (18,47 − 8,47)
= 50 + 10
= 60.
d) 114,02 – (114,37 – 85,98)
= 114,02 – 114,37 + 85,98
= (114,02 + 85,98) – 114,37
= 200 – 114,37
= 85,63.
Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Ba xe ô tô chở gạo: xe thứ nhất chở 4,3 tấn, xe thứ hai chở được 3,5 tấn, xe thứ ba chở hơn mức trung bình của cả 3 xe là 0,2 tấn.
a) Xe thứ ba chở được bao nhiêu tấn gạo?
b) Cả ba xe chở được bao nhiêu tấn gạo?
Lời giải:
a) Số gạo xe thứ nhất và xe thứ hai chở được là:
4,3+3,5=7,8 (tấn).
Trung bình mỗi xe chở được là:
(7,8+0,2) :2=4 (tấn).
Xe thứ ba chở được số gạo là:
4+0,2=4,2 (tấn).
Vậy xe thứ ba chở được 4,2 tấn gạo.
b) Cả ba xe chở được số gạo là:
7,8+4,2=12 (tấn).
Vậy cả ba xe chở được 12 tấn gạo.
Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát bảng thống kê lượng mưa tháng 01/2018 tại một số trạm dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
a) Lượng mưa ở nơi nào nhiều nhất? Lượng mưa ở nơi nào ít nhất?
b) Lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang bao nhiêu mi-li-mét?
c) Tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là bao nhiêu mi-li-mét?
Lời giải:
a) Ta thấy 18,8 < 29,6 < 32,4 < 41,4 < 160,3.
Do đó lượng mưa ở Huế nhiều nhất; lượng mưa ở Nha Trang ít nhất.
b) Lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang là:
160,3 – 18,8 = 141,5 (mm).
Vậy lượng mưa tại Huế lớn hơn lượng mưa tại Nha Trang là 141,5mm.
c) Tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là:
32,4 + 41,4 + 160,3 + 18,8 + 29,6 = 282,5 (mm).
Vậy tổng lượng mưa tháng 01/2018 của các địa điểm trên là 282,5 mm.