Chương 6: Hình học phẳng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây

Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó.

b) Vẽ các điểm P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BC.

c) Tính độ dài các đoạn thẳng AP, QB va PQ.

Lời giải:

a)Đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm và trung điểm C của đoạn thẳng đó.

b) Các điểm P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BC.

c) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:

AC = CB =



AB


2


=


8


2


=

4

(cm).

Vì P là trung điểm của đoạn thẳng AC nên:

AP = PC =



AC


2


=


4


2


=

2

(cm).

Vì Q là trung điểm của đoạn thẳng BC nên:

CQ = BQ =



BC


2


=


4


2


=

2

(cm).

Ta có điểm C nằm giữa hai điểm P và Q nên:

PQ = PC + CQ = 2 +2 = 4 (cm).

Vậy AP = 2 cm, QB = 2 cm, PQ = 4 cm.

Bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ đoạn thẳng AB = 9 cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho AC = 6 cm. Lấy điểm N nằm giữa A và C sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BN.

a) Tính NC và NB.

b) Chứng tỏ N là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Lời giải:

a) Vì C thuộc đoạn thẳng AB nên AC + CB = AB.

Suy ra BC = AB – AC = 9 – 6 = 3 (cm).

Vì C là trung điểm của đoạn thẳng BN nên: BC = NC =



NB


2


.

Mà BC = 3 cm

Nên NC = 3 (cm), NB = 3 . 2 = 6 (cm).

Vậy NC = 3 cm, NB = 6 cm.

b) Vì N nằm giữa A và C nên AC = AN + NC.

Suy ra AN = AC – NC = 6 – 3 = 3 (cm).

Do đó AN = NC (= 3 cm)

Mà N nằm giữa A và C nên N là trung điểm của AC.

Vậy N là trung điểm của AC.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 963

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống