Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Cánh Diều: tại đây
Bài tập Lịch Sử 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. du lịch biển.
B. thủ công nghiệp.
C. chế tác kim hoàn.
D. nông nghiệp trồng lúa nước.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
Bài tập Lịch Sử 6: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính nào
A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.
C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính là: Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.
Bài tập Lịch Sử 6: Hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. Em ấn tượng với thành tựu văn hóa nào nhất? Vì sao?
Lời giải:
* Một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay:
– Đền, tháp chăm (khu Thánh địa Mỹ Sơn).
– Nghệ thuật tạo hình, ví dụ: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu…
* Thành tựu văn hóa em ấn tượng nhất là: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, vì:
+ Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
+ Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
+ Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.