Chương 6: Từ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Hoạt động trang 86 KHTN lớp 7:

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay xung quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1).

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Thí nghiệm 2:

– Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

– Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Trả lời:

Thí nghiệm 1:

a) Hai đầu nam châm hút vật bằng sắt, thép và không hút vật bằng đồng, nhôm, gỗ.

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

– Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng là hướng Bắc – Nam.

– Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng vẫn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

Câu hỏi 1 trang 87 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Khi kim nam châm đã nằm cân bằng, đầu sơn màu đỏ luôn chỉ theo hướng Bắc, đầu sơn màu xanh luôn chỉ theo hướng Nam.

Câu hỏi 4 trang 87 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Cách 1:

Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng trên mặt nước thì:

+ Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc




đó là cực Bắc của nam châm.

+ Đầu còn lại hướng về phía Nam




đó là cực Nam của nam châm.

– Cách 2:

Treo nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm sao cho thanh nam châm nằm ngang. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng thì:

+ Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc




đó là cực Bắc của nam châm.

+ Đầu còn lại hướng về phía Nam




đó là cực Nam của nam châm.

Hoạt động trang 88 KHTN lớp 7:

Thí nghiệm:

– Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm.

– Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.

– Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam châm.

Trả lời:

– Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm (Hình 18.5). Hướng của kim nam châm chỉ sao cho cực S của kim nam châm luôn hướng về cực N của thanh nam châm.

– Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng lúc đầu.

– Tiến hành làm lại thí nghiệm ở những vị trí khác của kim nam châm, ta thấy kim nam châm chỉ theo những hướng khác nhau và cực S của kim nam châm luôn hướng về phía cực N của thanh nam châm.

Em có thể trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Vì nam châm có tác dụng từ, có thể hút các vật bằng sắt nên người ta sử dụng khối nam châm có kích thước lớn để dọn rác sắt vụn dưới lòng sông, lòng kênh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1140

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống